Giải SBT Vật lí 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Mô tả sóng

5.9 K

Với giải sách bài tập Vật lí 11 Bài 8: Mô tả sóng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Vật lí 11 Bài 8: Mô tả sóng

Giải SBT Vật lí 11 trang 17

Bài 8.1 trang 17 SBT Vật lí 11: Vào một thời điểm Hình 8.1 là đồ thị li độ - quãng đường truyền sóng của một sóng hình sin. Biên độ và bước sóng của sóng này là

Sách bài tập Vật lí 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Mô tả sóng (ảnh 1)

A. 5 cm ; 50 cm.  

B. 6 cm ; 50 cm.

C. 5 cm ; 30 cm.

D. 6 cm ; 30 cm.

Lời giải:

Dựa vào đồ thị ta có Biên độ dao động của sóng A=5cm

Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 50 cm =>λ=50cm

Đáp án: A

Bài 8.2 trang 17 SBT Vật lí 11: Hình 8.2 là đồ thị li độ — thời gian của một sóng hình sin. Biết tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ và bước sóng của sóng này là:

Sách bài tập Vật lí 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Mô tả sóng (ảnh 1)

A. 5 cm ; 50 cm.  

B. 10 cm ; 0,5 m.

C. 5 cm ; 0,25 m.

D. 10 cm ; 1 m.

Lời giải:

Dựa vào đồ thị ta có Biên độ dao động của sóng A=5cm

Ta có chu kì dao động T=1s=>λ=v.T=50cm

Đáp án : A

Bài 8.4 trang 18 SBT Vật lí 11: Một sóng có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60 m/s. Bước sóng của nó là

A. 1,0 m.

B. 2,0 m.

C. 0,5 m.

D. 0,25 m.

Lời giải:

Ta có bước sóng λ=vf=60120=0,5m

Đáp án : C

Lời giải:

Khoảng cách hai điểm trên cùng một phương truyền sóng luôn dao động ngược pha nhau là d=(2k+1)λ2=20cm=>λ=402k+1cm

Ta có :λ=vf=>v=λf=16002k+1cm=162k+1m

Theo đề bài ta có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 3 m/s đến 5 m/s

=>3162k+15=>3,22k+15,3=>1,1k2,15=>k=2

=>v=162.2+1=3,2m

Bài 8.8 trang 18 SBT Vật lí 11: Trong môi trường đàn hồi, có một sóng cơ tần số 10 Hz lan truyền với tốc độ 40 cm/s. Hai điểm A, B trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau. Giữa chúng chỉ có hai điểm khác dao động ngược pha với A. Tính khoảng cách AB.

Lời giải:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp :λ=v.T=vf=4010=4cm

Khoảng cách hai điểm trên cùng một phương truyền sóng luôn dao động cùng pha nhau là d=kλ và hai điểm A, B trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau, giữa chúng chỉ có hai điểm khác dao động ngược pha với A

=> k=2

=>d=2λ=8cm

Bài 8.10 trang 18 SBT Vật lí 11: Một sóng cơ lan truyền qua điểm M rồi đến điểm N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một phần ba bước sóng. Tại thời điểm t = 0 li độ tại M là +4 cm và tại N là -4 cm. Xác định thời điểm t1 và t2 gần nhất để M và N lên đến vị trí cao nhất. Biết chu kì sóng là T = 1 s.

Lời giải:

Sách bài tập Vật lí 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Mô tả sóng (ảnh 1)

Dao động tại M sớm pha hơn tại N (M quay trước N):  Δφ=2πdλ=2π3 => M nằm tại vị trí A32 =>Khoảng thời gian gần nhất để M lên đến vị trí cao nhất (Biên dương) là t1=T12=112s

Tương tự N nằm tại vị trí A32 => Khoảng thời gian gần nhất để N lên đến vị trí cao nhất (Biên dương) là t2=T6+T4=5T12=512s

Bài 8.11 trang 18 SBT Vật lí 11Trên mặt thoáng của một chất lỏng, một mũi nhọn O chạm vào mặt thoáng dao động điều hoà với tần số f, tạo thành sóng trên mặt thoáng với bước sóng . Xét hai phương truyền sóng Ox và Oy vuông góc với nhau. Gọi M là một điểm thuộc Ox cách O một đoạn 16 và N thuộc Oy cách O một đoạn 12. Tính số điểm dao động đồng pha với nguồn O trên đoạn MN (không kể  M, N).

Lời giải:

Gọi H là chân đường cao hạ từ O xuống MN

1OH2=1OM2+1ON2=1(16λ)2+1(12λ)2OH=9,6λ

A là điểm bất kì  trên đoạn MN dao động cùng pha với O khi đó OA=kλ( với k là số nguyên )

+ Xét trên đoạn HM ta có:

OHOA<OM9,6λkλ<16λ9,6k<16k={10,11,12,13,14,15}

=>  Trên đoạn HM có 6 điểm cùng pha với O

+ Xét trên đoạn HN ta có

OHOA<ON9,6λkλ<12λ9,6k<12k={10,11,}

=> Trên đoạn HN có 2 điểm cùng pha với O

Vậy trên đoạn MN có 8 điểm dao động đồng pha với O .

Xem thêm các bài giải SBT Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 1

Bài 8: Mô tả sóng

Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Bài 11: Sóng điện từ

Bài 12: Giao thoa sóng

Bài 13: Sóng dừng

Lý thuyết Mô tả sóng

I. Thí nghiệm tạo sóng mặt nước

  (ảnh 2)

 (ảnh 3)

II. Giải thích sự tạo thành sóng

- Nhờ có lực liên kết giữa các phần tử nước mà các phần tử nước ở điểm M lân cận điểm O dao động theo. Đến lượt các phần tử nước ở điểm N lân cận điểm M dao động

=> Sóng mặt nước

- 2 nguyên nhân tạo nên sóng: Nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường tại điểm O và có lực liên kết giữa các phần tử môi trường

  (ảnh 4)

III. Các đại lượng đặc trưng của sóng

- Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi VTCB. Sóng có biên độ càng lớn thì phần tử sóng dao động càng mạnh

- Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì. Bước sóng được kí hiệu là λ đơn vị là mét (m)

- Chu kì sóng chính bằng chu kì dao động của phần từ sóng, kí hiệu là T, đơn vị giây (s)

- Tần số sóng: đại lượng f=1T được gọi là tần số sóng

- Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong không gian

- Mối liên hệ giữa λ, T:λ=vT=vf
- Cường độ sóng I được định nghĩa là năng lượng sóng được truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

I=ES.Δt , đơn vị: W/m2

Trong đó: E là năng lượng sóng truyền qua một diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong thời gian ∆t

Đánh giá

0

0 đánh giá