Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 12: Nồi cơm điện sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ lớp 6.
Công nghệ lớp 6 Bài 12: Nồi cơm điện
A. Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 12: Nồi cơm điện
• Nội dung chính
- Cấu tạo nồi cơm điện
- Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện
- Lựa chọn và sử dụng nồi cơm điện
I. Cấu tạo
Gồm các bộ phận chính:
- Nắp nồi:
+ Đặc điểm: có van thoát hơi.
+ Chức năng: bao kín và giữ nhiệt.
- Thân nồi:
+ Đặc điểm: mặt trong dạng hình trụ, là nơi đặt nồi nấu.
+ Chức năng: bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nổi.
- Nồi nấu:
+ Đặc điểm: hình trụ, phía trong thường phủ chống dính
+ Chức năng: chứa gạo nấu
- Bộ phận sinh nhiệt:
+ Đặc điểm: hình đĩa, đặt ở đăý mặt trong thân nồi
+ Chức năng: cung cấp nhiệt cho nồi.
- Bộ phận điều khiển:
+ Đặc điểm: đặt ở mặt ngoài thân nồi
+ Chức năng: dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm điện.
II. Nguyên lí làm việc
- Khi bắt đầu nấu: bộ phận điều khiển cấp điện→ bộ phận sinh nhiệt →nồi ở chế độ nấu.
- Khi cạn nước: bộ phận điều khiển giảm nhiệt → bộ phận sinh nhiệt → nồi ở chế độ giữ ẩm.
III. Lựa chọn và sử dụng
1. Lựa chọn
- Lưu ý đến dung tích và chức năng của nồi.
- Thông số thường:
+ Điện áp: 220V
+ Công suất: 500 – 1500W
+ Dung tích: 0,5 – 10L
2. Sử dụng
a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Chuẩn bị:
+ Vo gạo và đổ nước.
+ Lau khô mặt ngoài nồi nấu
+ Kiểm tra và làm sạch mâm nhiệt
+ Đặt nồi nấu và đóng lắp.
- Nấu cơm:
+ Cắm điện và bật công tắc
+ Khi đèn chuyển chế độ giữ ấm: rút phích điện và sử dụng.
b. Một số lưu ý khi sử dụng
- Để nơi khô ráo, thoáng mát
- Không dùng tay, vật khác che van thoát hơi khi đang nấu
- Khi đang nấu không mở nắp nồi
- Không dùng vật cứng, nhọn chà sát nồi nấu
- Không nấu quá lượng gạo quy định
B. 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 12: Nồi cơm điện
Câu 1. Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện thực hiện theo sơ đồ nào sau đây?
A. Nguồn điện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận sinh nhiệt → Nồi nấu.
B. Nguồn điện → Nồi nấu → Bộ phận điều khiển → Bộ phận sinh nhiệt
C. Nguồn điện → Bộ phận sinh nhiệt → Nồi nấu → Bộ phận điều khiển
D. Nguồn điện → Bộ phận sinh nhiệt → Bộ phận điều khiển → Nồi nấu
Đáp án: A
Giải thích:
Vì: khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nòi cơm làm việc ở chế độ nấu.
Câu 2. Khi lựa chọn nồi cơm điện cần quan tâm đến:
A. Dung tích nồi
B. Chức năng của nồi
C. Dung tích và chức năng của nồi
D. Sở thích
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: cần quan tâm đến dung tích và chức năng của nồi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.
Câu 3. Nếu gia đình có 3 người ăn, thì cần lựa chọn nồi cơm có dung tích bao nhiêu?
A. 0,6 lít
B. 1 lít
C. 1,8 – 2 lít
D. 2 – 2,5 lít
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: nồi cơm có dung tích 1 lít sử dụng cho gia đình có từ 2 đến 4 người ăn.
Câu 4. Nấu cơm bằng nồi cơm điện ta thực hiện mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: các bước đó là: chuẩn bị và nấu cơm.
Câu 5. Khi nấu cơm cần lưu ý gì?
A. Không dùng vật cứng lau chùi nồi nấu
B. Không dùng vật nhọn chà sát trong nồi nấu
C. Không dùng vật cứng, nhọn chà sát , lau chùi bên trong nồi nấu.
D. Không lưu ý gì.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: vì bên trong nồi nấu có lớp chóng dính, dễ bị bong, gây hỏng bề mặt chống dính nếu ta chà sát, lau bằng vật cứng, nhọn.
Câu 6. Cấu tạo của nồi cơm điện gồm mấy bộ phận chính?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: các bộ phận chính của nồi cơm điện là:
+ Nắp nồi
+ Thân nồi
+ Nồi nấu
+ Bộ phận sinh nhiệt
+ Bộ phận điều khiển
Câu 7. Nồi cơm có mấy bộ phận có chức năng bao kín và giữ nhiệt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: bộ phận có chức năng bao kín và giữ nhiệt là nắp nồi và thân nồi.
Câu 8. Bộ phận nào của nồi cơm có dạng hình trụ?
A. Thân nồi
B. Nồi nấu
C. Thân nồi hoặc nồi nấu
D. Thân nồi và nồi nấu
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: nồi cơm điện có 2 bộ phận có dạng hình trụ là thân nồi và nồi nấu.
Câu 9. Công dụng của bộ phận điều khiển là:
A. Bật chế độ nấu
B. Tắt chế độ nấu
C. Chọn chế độ nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Gắn ở mặt ngoài để hiển thị trạng thái hoạt độngc ủa nồi cơm.
Câu 10. Vị trí số mấy trên hình sau thể hiện vị trí của nồi nấu?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 1
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ Vị trí số 5 là bộ phận điều khiển
+ Vị trí số 4 là bộ phận sinh nhiệt
+ Vị trí số 1 là thân nồi.
Câu 11. Khi sử dụng nồi cơm điện tránh việc làm nào sau đây?
A. Đặt nồi cơm điện nơi khô ráo.
B. Dùng tay che van thoát hơi của nồi cơm điện khi đang nấu
C. Không dùng tay che van thoát hơi của nồi cơm điện khi đang nấu
D. Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: khi đó hơi thoát ra sẽ gây bỏng.
Câu 12. Cần làm gì trong bước chuẩn bị của nấu cơm bằng nồi cơm điện?
A. Vo gạo
B. Điều chỉnh lượng nước cho đủ
C. Lau khô mặt ngoài nồi nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Ngoài ra, còn phải kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt, đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp.
Câu 13. Các công việc ở bước nấu cơm bằng nồi cơm điện là:
A. Cắm điện
B. Bật công tắc ở chế độ nấu
C. Khi đèn báo chuyển chế độ giữ ấm, có thể rút phích điện tra khỏi ổ và mang đi sử dụng.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 14. Điểm mất an toàn khi sử dụng nồi cơm điện trong hình sau là:
A. Đặt nơi ẩm ướt
B. Để tay gần van thoát hơi của nồi cơm
C. Nấu quá lượng nước gây tràn ra ngoài.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Đổ quá nhiều nước, đặt nồi nơi ẩm thấp và tiếp xúc gần van thoát nhiệt đều là sử dụng nồi không đúng cách và gây mất an toàn.
Câu 15. Bộ phận nào của nồi cơm điện được phủ lớp chống dính?
A. Nắp nồi
B. Thân nồi
C. Nồi nấu
D. Bộ phận điều khiển
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: nồi nấu được phủ lớp chống dính để cơm không bị dính chặt vào nồi nấu.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình
Lý thuyết Bài 12: Nồi cơm điện
Lý thuyết Bài 13: Bếp hồng ngoại
Lý thuyết Ôn tập chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình