Lý thuyết KHTN 6 Bài 32 (Cánh diều 2024): Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

2.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

1. Nhiên liệu

Nhiên liệu là những vật liệu bị đốt cháy để thu năng lượng nhiệt và ánh sáng. Năng lượng nhiệt thu được từ nhiên liệu có thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất hàng hóa trong công nghiệp, làm các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | Cánh diều

Xăng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | Cánh diều

Dầu hỏa

2. Năng lượng tái tạo

- Những năng lượng tái tạo là năng lượng của gió, năng lượng của sóng biển và thủy triều, năng lượng của dòng nước, năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời, …

- Ngày nay, năng lượng tái tạo ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất và đời sống.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | Cánh diều

Năng lượng Mặt Trời được dùng để sản xuất điện

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | Cánh diều

Năng lượng nước được dùng để sản xuất điện

                             

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Câu 1: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng địa nhiệt

B. Năng lượng từ than đá

C. Năng lượng sinh khối

D. Năng lượng từ gió

Lời giải

năng lượng tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng tái tạo

D - năng lượng tái tạo

Chọn đáp án B

Câu 2: Nhiên liệu là gì?

A. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng.

B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng.

C. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh.

Lời giải

Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Chọn đáp án C

Câu 3: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào tái tạo được?

A. Dầu và than đá

B. Dầu và thủy triều

C. Thủy triều và địa nhiệt

D. thủy triều và xăng

Lời giải

A – đều là năng lượng không tái tạo vì mất hàng trăm triệu năm

B – thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng dầu là năng lượng không tái tạo.

C – đều là năng lượng tái tạo

D - thủy triều là năng lượng tái tạo nhưng xăng là năng lượng không tái tạo.

Chọn đáp án C

Câu 4: Loại nào sau đây là nguồn năng lượng không thể tái tạo?

A. Năng lượng Mặt Trời

B. Năng lượng gió

C. Năng lượng hạt nhân

D. Năng lượng thủy triều

Lời giải

A - năng lượng tái tạo

B - năng lượng tái tạo

C - năng lượng không tái tạo

D - năng lượng tái tạo

Chọn đáp án C

Câu 5: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải

Các nguồn năng lượng tái tạo là:

- địa nhiệt

- năng lượng Mặt Trời, 

- sóng

- thủy điện

- gió

Chọn đáp án C

Câu 6: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng Mặt Trời

B. Năng lượng từ dầu mỏ

C. Năng lượng thủy triều

D. Năng lượng sóng biển

Lời giải

– năng lượng tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng tái tạo

D - năng lượng tái tạo

Chọn đáp án B

Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng

B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng

C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng 

D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng

Lời giải

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) nhiên liệu. Chúng giải phóng (2) năng lượng tạo ra nhiệt và (3) ánh sáng khi bị đốt cháy”.

Chọn đáp án A

Câu 8: Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu?

A. Than củi

B. Xăng

C. Hơi nước

D. Dầu hỏa

Lời giải

A – nhiên liệu

B – nhiên liệu

C – không phải nhiên liệu

D – nhiên liệu

Chọn đáp án C

Câu 9: Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau là:

A. năng lượng gió

B. năng lượng địa nhiệt

C. năng lượng từ khí tự nhiên

D. năng lượng thủy triều

Lời giải

A – thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch

B – thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch

C - thuộc năng lượng không tái tạo là năng lượng gây ô nhiễm môi trường

D - thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch

Chọn đáp án C

Câu 10: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng gió

B. Năng lượng từ than đá

C. Năng lượng từ khí tự nhiên

D. Năng lượng từ dầu mỏ

Lời giải

A – năng lượng tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng không tái tạo

D - năng lượng không tái tạo

Chọn đáp án A

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 30: Các dạng năng lượng

Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

Đánh giá

0

0 đánh giá