Lý thuyết KHTN 6 Bài 20 (Cánh diều 2024): Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

2.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

I. Vai trò của thực vật với đời sống con người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Cánh diều

II. Vai trò của thực vật trong tự nhiên 

1. Điều hòa khí hậu

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Cánh diều

- Thực vật quang hợp giúp hấp thu bớt lượng carbon dioxide và giải phóng oxygen làm cân bằng hàm lượng các chất khí trong môi trường.

2. Thực vật làm giảm ô nhiễm không khí

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Cánh diều

- Thực vật giúp hấp thu bớt lượng khí thải độc hại và các loại bụi trong không khí

3. Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Cánh diều

- Rễ thực vật giúp giữ đất, giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy

4. Vai trò của thực vật với đời sống của động vật

- Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ, sinh sản cho các loài động vật

III. Trồng và bảo vệ cây xanh

- Cần tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng và bảo vệ cây xanh.

                             

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Câu 1: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn

B. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác

C. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất 

D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Đáp án: C

Tán cây sẽ cản bớt sức nước, rễ cây giữ nước và giữ đất nên ở khu vực có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất.

Câu 2: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?

A. Trồng rừng ngập mặn

B. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng

C. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch

D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên

Đáp án: C

- Hành động khắc tên lên các thân cây ở khu du lịch là một hành vi thiếu ý thức và có thể gây hại cho các loài thực vật.

+ Tình trạng “ngắc ngoải” của cây chò nghìn năm ở vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những ví dụ tiêu biểu cho hậu quả của hành động không văn minh này.

Câu 3: Tại sao khi trời nắng nóng đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?

A. Vì mặt trời không chiếu tới

B. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước

C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió

D. Vì chúng ta cảm giác đứng ở dưới tán cây sẽ mát hơn

Đáp án: B

Thực vật quang hợp giải phóng ra oxygen sẽ giúp chúng ta thấy không khí trong lành hơn, thực vật thoát hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí xung quanh. Hơn nữa, tán cây còn giúp chúng ta giảm bớt cường độ ánh sáng mặt trời chiếu tới nên sẽ làm chúng ta thấy mát mẻ hơn.

Câu 4: Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?

A. Cây trúc đào              B. Cây cà độc dược

C. Cây thuốc lá               D. Cây đinh lăng

Đáp án: A

Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.

Câu 5: Thực vật là nơi ở của nào động vật nào dưới đây?

A. Con mèo          B. Con trâu           C. Con voi            D. Con chim sâu

Đáp án: D

Chim sâu có tập tính làm tổ. Tổ của chúng thường treo lơ lửng trên các cành cây nhỏ hay cây bụi.

Câu 6: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Đáp án: B

Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO2 và Otrong không khí.

Câu 7: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn                 B. Ngăn biến đổi khí hậu

C. Giữ đất, giữ nước                 D. Cung cấp thức ăn, nơi ở

Đáp án: D

Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật.

Câu 8: Loại cây nào dưới đây không phải một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam?

A. Lúa nước                    B. Ngô                  C. Khoai tây                   D. Sắn

Đáp án: C

Khoai tây cũng là một trong các loài lương thực chính trên thế giới nhưng lúa nước, ngô, khoai lang, sắn mới là 4 loại cây lương thực chính của nước ta.

Câu 9: Đâu là nguyên nhân quá trình hình thành nước ngầm trong các rừng cây?

A. Trời mưa nhiều, lượng nước mưa dư thừa

B. Hơi nước nhiều, độ ẩm không khí cao

C. Không có sự tiêu thụ nước mưa từ con người

D. Rễ và gốc cây cản, giữ nước khi trời mưa

Đáp án: D

Trời mưa, nước mưa rơi xuống rừng bị cản bởi rễ và gốc cây nên chảy chậm lại, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất phía dưới tạo thành nước ngầm.

Câu 10: Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ fomaldehyde.

A. Cây dương xỉ                       B. Cây xương rồng          

C. Cây lan ý                             D. Cây hồng môn

Đáp án: A

Dương xỉ được trồng trong chậu để trong nhà có tác dụng hấp thụ các chất độc hại trong không khí như toluene, xylen, fomaldehyde… giúp thanh lọc và làm sạch không khí trong lành hơn, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 19: Đa dạng thực vật

Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật

Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Đánh giá

0

0 đánh giá