Lý thuyết KHTN 6 Bài 17 (Cánh diều 2024): Đa dạng nguyên sinh vật

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

I. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật rất đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

II. Vai trò và tác hại của nguyên sinh vật

1. Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

2. Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

* Trùng sốt rét

- Là nguyên sinh vật gây bệnh sốt rét ở người

- Trùng sốt rét do muỗi truyền vào máu người và theo đường máu đến gan sau đó chui vào và kí sinh trong các tế bào hồng cầu khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ.

- Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần diệt muỗi, ấu trùng của muỗi và tránh bị muỗi đốt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

* Trùng kiết lị

- Có chân giả ngắn và sinh sản nhanh

- Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người và gây lở loét ở thành ruột.

- Người bị bệnh kiết lị thường đau bụng, đi ngoài phân nhầy có lẫn máu

- Để phòng bệnh do trùng kiết lị gây nên cần thực hiện vệ sinh ăn uống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

                           

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Câu 1: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ              B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy

C. Phát quang bụi rậm              D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt

Đáp án: D

Mặc đồ sáng màu không giúp chúng ta tránh khỏi việc bị muỗi đốt nên vẫn có khả năng bị mắc bệnh sốt rét.

Câu 2: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

A. Mọc thêm roi                         B. Hình thành bào xác

C. Xâm nhập qua da                 D. Hình thành lông bơi

Đáp án: B

Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác để tránh khỏi các tác động từ môi trường.

Câu 3: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

A. Dạ dày             B. Phổi                 C. Não                  D. Ruột

Đáp án: D

Trùng kiết lị thường kí sinh ở ruột người. Ngoài ra chúng có thể theo máu và gan và gây sưng gan.

Câu 4: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi                    B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói

B. Da tái, đau họng, khó thở               D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ

Đáp án: B

Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhày.

Câu 5: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?

A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn

B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn

C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật

D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn

Đáp án: D

Số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm dẫn đến các sinh vật ăn nguyên sinh vật bị thiếu nguồn cung cấp thức ăn và sẽ bị giảm số lượng.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Đáp án: C

Nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Tuy nhiên vẫn có một số loài có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 7: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi          B. Tảo        C. Trùng giày       D. Trùng biến hình

Đáp án: B

Tảo có diệp lục nên có khả năng quang hợp tạo nguồn oxygen cung cấp cho các động vật dưới nước.

Câu 8: Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

Bài tập trắc nghiệm Đa dạng nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

A. Hình (1)           B. Hình (2)            C. Hình (3)            D. Hình (4)

Đáp án: D

Hình (4) là phẩy khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn, không phải là nguyên sinh vật.

Câu 9: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng kiết lị               B. Trùng giày

C. Trùng sốt rét              D. Trùng roi

Đáp án: A

Bệnh kiết lị do trùng kiết lị Entamoeba gây nên.

Câu 10: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường tiêu hóa                    B. Đường hô hấp

C. Đường tiếp xúc                    D. Đường máu

Đáp án: D

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu với vật trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Virus và vi khuẩn

Bài 18: Đa dạng nấm

Bài 19: Đa dạng thực vật

Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá