Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Tin 10.
Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 3: Thực hành làm quen và khám phá Python
Bài 1. Tổng bình phương ba số
Em hãy thực hiện chương trình với một số bộ dữ liệu khác nhau.
Trả lời:
- Bộ dữ liệu 1: a = 4, b = 5, c = 3
a = 4
b = 5
c = 3
print("Tổng ba số: ", a + b + c)
print("Tổng bình phương ba số: ", a * a + b * b + c * c)
- Tương tự với các bộ dữ liệu khác ta thu được kết quả:
Bài 2. Làm quen với hai cửa sổ lập trình của Python
Tìm số lượng bi:
Có hai hộp đựng các viên bi. Hộp thứ nhất được dán nhãn bên ngoài là A, trong hộp có 20 viên bi. Hộp thứ hai được dán nhãn bên ngoài là B, trong hộp có 100 viên bi. Thực hiện thao tác sau: Bỏ 5 viên bi ra khỏi hộp A, sau đó bỏ khỏi hộp B số bi bằng số bi còn lại trong hộp A.
Hãy cho biết số bi trong hộp B sau khi thực hiện thao tác trên.
Yêu cầu a:
Trong cửa sổ Shell, viết chương trình để máy tính thực hiện mỗi câu lệnh ngay sau khi gõ câu lệnh vào.
Yêu cầu b:
Trong cửa sổ Code viết chương trình và lưu tệp chương trình với tên là “Chơi-bi.py”. Chạy chương trình để so sánh với kết quả ở yêu cầu a.
Yêu cầu c:
Sửa chương trình trong tệp “Chơi_bi.py” với dữ liệu ban đầu là hộp A có 30 viên bi, hộp B có 50 viên bi. Chạy lại chương trình để nhận kết quả với dữ liệu đầu vào mới.
Trả lời:
a)
>>> 20-5
15
>>> 100-15
85
b)
a = 20 - 5
b = 100 - a
print("Số bi còn lại trong hộp B: ",b)
Kết quả giống trong câu a
c)
a = 30 - 5
b = 50 - a
print("Số bi còn lại trong hộp B: ",b)
Bài 3. Làm quen với thông báo lỗi của Python
Em hãy thực hiện chương trình này xem Python phản hồi như thế nào.
Trả lời:
Phản hồi: Đưa ra lỗi NameError: name 'n' is not defined
Bài 4. Tìm hiểu Python sử dụng màu sắc trong chương trình
- Câu lệnh print().
- Thông báo lỗi Python đưa ra.
- Đoạn chữ nằm giữa cặp dấu nháy đơn (hoặc nháy kép)
- Kết quả đưa ra màn hình.
Em có thích Python dùng các màu khác nhau như thế không? Theo em, điều đó giúp gì cho người lập trình.
Trả lời:
Đối với Python IDLE:
- Câu lệnh print():màu tím nhạt
- Thông báo lỗi Python đưa ra: màu đỏ
- Đoạn chữ nằm giữa cặp dấu nháy đơn (hoặc nháy kép): màu xanh lá cây
- Kết quả đưa ra màn hình: màu xanh da trời.
Ví dụ: Một chương trình tính tổng ba số:
Kết quả chương trình:
Em thích Python dùng các màu khác nhau như thế.
Theo em, điều đó giúp cho người lập trình dễ dàng thao tác, phát hiện lỗi hơn.
Bài 5. Làm quen với nhập dữ liệu là một dòng chữ
Em hãy viết thêm vào chương trình Python ở Hình 5a để khi chạy chương trình đó ta đọc dòng chữ hướng dẫn nhập dữ liệu và sau khi nhập dữ liệu vào, máy tính sẽ hiển thị giá trị vừa nhập (minh hoa ở Hình 5b).
Trả lời:
day_ki_tu = input("Gõ vào ngày tháng năm sinh: ")
print("Ngày sinh: ", day_ki_tu)
Vận dụng (trang 63)
Các dữ liệu a, b, u, v, x, y là các số nguyên không âm (y ≤ x)
Trả lời:
Chương trình:
a = int(input("Nhập số tiền để mua vé cáp treo người lớn "))
b = int(input("Nhập số tiền để mua vé cáp treo trẻ em "))
u = int(input("Nhập số tiền để mua vé xe lửa người lớn "))
v = int(input("Nhập số tiền để mua vé xe lửa người lớn "))
x = int(input("Nhập số người "))
y = int(input("Nhập số trẻ em "))
t = (a + u) * (x - y) + (b + v) * y
print("Tổng số tiền vé: ", t, " nghìn đồng")
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản
Bài 5: Thực hành viết chương trình đơn giản