Giải SGK HĐTN lớp 7 Chủ đề 1 (Cánh diều): Trường học của em

5.3 K

Lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập môn HĐTN lớp 7.

Giải bài tập HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em

Tự hào trường em

Hoạt động 1 trang 8 HĐTN lớp 7: Tìm hiểu truyền thống nhà trường

* Nêu những điều em tự hào về nhà trường.

Gợi ý:

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Nêu những điều em tự hào về nhà trường:

+ Tên trường là gì?

+ Dấu mốc lịch sử quan trọng diễn ra như nào?

+ Thầy cô, bạn bè trong trường có mối quan hệ như nào?

+ Các hoạt động dạy và học ở trường diễn ra như nào?

Trả lời:

Những điều em tự hào về trường:

+ Lịch sử nhà trường:

- Tên trường: Trường THCS Chu Văn An

- Các dấu mốc thời gian quan trọng:

- Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông được cho là lâu đời và giàu truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

- Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim (tháng 4 năm 1945) và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1955 và cố định ở đó đến hiện tại.

+ Các sự kiện nổi bật liên quan đến trường:

- Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm trường Bưởi - Chu Văn An.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh:

- Với truyền thống lâu đời của mình, trường Bưởi – Chu Văn An đã là nơi học tập và giảng dạy của rất nhiều danh nhân trên mọi lĩnh vực của Việt Nam. Dưới đây là một số giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi – Chu Văn An.

- Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ tranh lụa nổi tiếng.

- Dương Quảng Hàm (từ năm 1920 đến năm 1946), nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục nổi tiếng.

- …

* Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 2)

Phương pháp giải:

     Truyền thống, nét nổi bật em tự hào về nhà trường là gì? Vì sao em tự hào về truyền thống đó? Em làm gì để lan tỏa niềm tự hào đó?

Trả lời:

     Điều em tự hào nhất về nhà trường là trường có chất lượng giáo dục đào tạo cao và được coi là một trong những cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam.

     Trường mang đến cho học sinh nền tảng kiến thức chắc chắn, cho thấy công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường vô cùng hiệu quả, chất lượng giáo viên cao, giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ.

     Để tiếp tục phát huy niềm tự hào đó, em luôn nỗ lực không ngừng trong việc rèn luyện đạo đức và chăm chỉ học tập, phát triển nhiều phong trào của trường, lớp.

* Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm của em.

Gợi ý hình thức tiến hành:

+ Trưng bày sản phẩm

+ Thuyết trình;

+ Biểu diễn nghệ thuật;…

Trả lời:

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 3)

* Chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em và các bạn.

Phương pháp giải:

     Em có cảm xúc gì sau khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường?

Trả lời:

     Việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em và các bạn đã giúp em thêm tin yêu, tự hào, hãnh diện về ngôi trường mình đang theo học, và càng có động lực hơn nữa trong quá trình rèn luyện và học tập tại ngôi nhà thứ hai này.

Hoạt động 2 trang 8 HĐTN lớp 7: Phát huy truyền thống nhà trường

Thảo luận xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề "Phát huy truyền thống nhà trường".

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 4)

Phương pháp giải:

+ Nội dung chính của buổi tọa đàm là gì?

+ Ý nghĩa việc phát huy truyền thống nhà trường là gì?

+ Ý kiến cá nhân theo vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường như thế nào?

Trả lời:

* Mục tiêu của buổi tọa đàm:

- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường;

- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường;

- Tích cực đề xuất những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.

* Những nội dung chính của buổi tọa đàm:

+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:

- Giữ gìn truyền truyền thống tốt đẹp của nhà trường, có cơ hội học hỏi, rèn luyện

- Học sinh thêm tự hào, hãnh diện về ngôi trường mình đang theo học

- Học sinh, giáo viên có thêm động lực phấn đấu, phát huy, rèn luyện đạo đức và nâng cao thành tích nhà trường.

+ Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống của nhà trường:

- Ban giám hiệu nhà trường: tích cực, xây dựng, tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống nhà trường; tuyên truyền, vận động học sinh tích cực tham gia hoạt động trường tổ chức.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: khuyến khích học sinh tham gia hoạt động nhà trường; là điểm tựa vững chắc về tinh thần và vật chất cho học sinh

- Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh, phát triển, tổ chức các hoạt động chung.

- Học sinh: không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng, tích cực tham gia các hoạt động thi đua của trường, lớp…

Giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ

Hoạt động 1 trang 10 HĐTN lớp 7: Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

* Chia sẻ những hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của học sinh trong các hoạt động của nhà trường.

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 5)

Phương pháp giải:

+ Hành vi thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ là gì?

+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là gì?

Trả lời:

+ Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Hàng ngày trực nhật lớp học

- Tích cực tham gia các hoạt động tổng vệ sinh của lớp. trường

- Sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập gọn gàng, ngăn nắp trong ngăn bàn

+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Vứt rác không đúng nơi quy định

- Không có trách nhiệm trong việc công việc dọn dẹp vệ sinh nhà trường

- Vẽ bậy lên bàn ghế, tường lớp học

* Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em về những hành vi đó.

Phương pháp giải:

+ Em có cảm xúc, suy nghĩ gì trước hành vi đó?

Trả lời:

Cảm xúc, suy nghĩ của em trước hành vi đó:

+ Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: vui vẻ, có nguồn năng lực tích cực, tăng sự tập trung, tăng cảm hứng học tập

+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: khó chịu, bức bối, …

Hoạt động 2 trang 10 HĐTN lớp 7: Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em ở trường theo các mức độ sau:

 

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tế

Trả lời:

HS tự đánh giá theo thói quen của mình

Hoạt động 3 trang 11 HĐTN lớp 7: Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

* Thảo luận về cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường.

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 7)

Phương pháp giải: 

+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là hành vi gì?

+ Nguyên nhân của hành vi đó đến từ đâu?

+ Cách khắc phục hành vi đó như thế nào?

Trả lời:

+ Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: xả rác bừa bãi ở lớp học và sân trường

+ Nguyên nhân: do ý thức kém và sự lười biếng của 1 số bạn học sinh

+ Cách khắc phục:

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của học sinh trong việc vứt rác đúng nơi quy định

- Đưa ra một số hình phạt để răn đe hành vi thiếu ý thức đó.

* Trao đổi cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 8)

Phương pháp giải:

Cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

+ Để thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em cần làm gì?

+ Thói quen như thế nào?

Trả lời:

Cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

+ Đặt ra mục tiêu và quy định rèn luyện

+ Lập kế hoạch thực hiện những hoạt động phù hợp

+ Tạo thói quen ngay từ những việc nhỏ trong cuộc sáng hàng ngày: sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập gọn gàng sau giờ học; vứt rác đúng nơi quy định… 

Hoạt động 4 trang 11 HĐTN lớp 7: Hành động đẹp – Thói quen tốt

Thực hiện thường xuyên các việc làm:

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của trường;

+ Vệ sinh lớp học;

+ Tham gia làm sạch đẹp sân trường.

Trả lời:

HS tự thực hiện.

Hòa đồng và hợp tác với các bạn

Hoạt động 1 trang 12 HĐTN lớp 7: Hòa đồng với các bạn

* Chia sẻ một tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn.

Gợi ý:

+ Trong giao tiếp;

+ Trong học tập;

+ Trong các hoạt động tập thể.

Phương pháp giải:

+ Tình huống đó xảy ra trong hoàn cảnh như nào?

+ Em làm gì để thể hiện sự hòa đồng với các bạn?

Trả lời:

     Tình huống em thể hiện sự hòa đồng với các bạn: Trong ngày đầu đến trường nhận lớp mới năm lớp 6, em đã chủ động trò chuyện, thân thiện và cho bạn xem chung sách.

* Nêu biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong các tình huống đã chia sẻ.

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 9)

Phương pháp giải:

+ Trong giao tiếp, thái độ, cử chỉ, lời nói của em với các bạn như thế nào?

+ Trong các hoạt động tập thể em làm gì để thể hiện sự hoà đồng như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn: chủ động trò chuyện, thân thiện, cho bạn xem chung sách.

Hoạt động 2 trang 12 HĐTN lớp 7: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn

* Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong những trường hợp sau:
HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 10)

Phương pháp giải:

+ Phân tích tình huống: nhân vật gồm những ai? Hoàn cảnh xảy ra như nào? Cách thể hiện sự hòa đồng

Trả lời:

+ Tình huống 1: Chủ động đến bắt chuyện. làm quen với bạn bằng thái độ thân thiện, cởi mở

+ Tình huống 2:

- Hỏi nguyên nhân, lý do vì sao các bạn không tham gia

- Nêu ra các lợi ích của buổi tham quan dã ngoại để vận động, thuyết phục các bạn tham gia

+ Tình huống 3: Khuyên các bạn không nên làm như vậy vì đây là bài tập nhóm, cần có sự phối hợp của nhiều người, và nên thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

* Thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong nhóm học tập, giao tiếp và các hoạt động chung.

HS tự thực hiện

Hoạt động 3 trang 13 HĐTN lớp 7: Hợp tác với các bạn

* Tìm hiểu biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống sau:

 

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 11)

Phương pháp giải:

     Đọc và tìm hiểu biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống là gì?

Trả lời:

Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

+ Cả lớp thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10

+ Mỗi tổ đều chủ động nhận các nhiệm vụ

+ Tổ 1: làm báo tường và đã học….hay và ý nghĩa

+ Các bạn tổ 2 thì trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện

+ Tổ 3 nhận nhiệm vụ trực nhật nên đã phân công cụ thể công việc cho từng bạn và nghiêm túc hỗ trợ nhau cùng thực hiện

* Chia sẻ tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác với các bạn.

Phương pháp giải:

+ Tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác:

- Sự việc diễn ra ở đâu?

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện như thế nào?

- Em làm gì để thể hiện sự hợp tác với các bạn?

Trả lời:

      Trong giờ học môn Văn, cô giáo đã giao cho nhóm em tìm hiểu sâu về bài Ngắm trăng và tác giả của bài. Em đã được bạn nhóm trưởng phân công tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Sau khi khi hoàn thành công việc của mình, em cùng các bạn chủ động trao đổi ý kiến về bài, đưa ra nhận xét về công việc mọi người đã làm để tổng hợp thành một bài văn hoàn chỉnh nhất.

* Kể thêm những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với các bạn.

 

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 12)

Phương pháp giải:

Những việc làm em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

+ Khi bạn chưa hiểu rõ bài em làm gì?

+ Nếu bạn gặp khó khăn, em có cách xử lý như thế nào?

Trả lời:

Những việc làm em có thể thực hiện để hợp tác với các bạn:

- Giảng giải lại những điều bạn chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ

- Sẵn sàng giúp đỡ làm công việc của bạn khi bạn bị ốm hoặc có việc đột xuất

- Cùng nhau đưa ra ý kiến để tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh nhất.

Hoạt động 4 trang 13 HĐTN lớp 7: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

Lựa chọn một nhiệm vụ chung, đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ.

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 13)

Phương pháp giải:

+ Nhiệm vụ đó là gì?

+ Cách thức hợp tác ra sao?

+ Kết quả từ sự hợp tác đó là gì?

Trả lời:

Nhiệm vụ

Cách thức hợp tác

Kết quả

Trực tuần tại trường

- Trao đổi về nhiệm vụ cần làm và thống nhất cách thức thực hiện

- Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên

- Giúp đỡ những bạn bị ốm, có việc đột xuất…

Hoàn thành công việc được giao

Gắn kết bạn bè

Tăng tính đoàn kết

Hoạt động 5 trang 14 HĐTN lớp 7: Hợp tác để giải quyết vấn đề

* Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống sau:

HĐTN lớp 7 Chủ đề 1: Trường học của em | Cánh diều  (ảnh 14)

Phương pháp giải:

Trả lời:

Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với Hải và góp ý bạn nên đưa ra quan điểm một cách tích cực và vì đây là dự án học tập cô giao cho cả nhóm nên tất cả mọi người cần có sự hợp tác, đoàn kết với nhau. Mọi người đều có quyền phát biểu ý kiến trên cơ sở tích cực, thoải mái và lắng nghe lẫn nhau để từ đó có cách giải quyết bài tập một cách tốt nhất.

* Lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận cách giải quyết theo các bước trên.

Phương pháp giải:

+ Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác là gì?

+ Nhóm em có cách giải quyết như nào để giải quyết vấn đề nảy sinh đó?

Trả lời:

+ Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác: một bạn trong nhóm nhận nhiệm vụ nhưng lại không làm khiến tiến độ làm việc của nhóm bị chậm, làm cho các bạn trong nhóm cảm thấy khó chịu.

+ Cách giải quyết:

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ

- Phân chia lại công việc và hoàn thành bài đúng thời hạn

- Trong quá trình làm việc, các bạn trong nhóm thường xuyên nhắc nhở, hỗ trợ nhau.

Hoạt động 6 trang 15 HĐTN lớp 7: Sổ tay niềm vui tình bạn

* Thiết kế Sổ tay niềm vui tình bạn.

HS tự thực hiện

* Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong hoạt động tập thể.

Phương pháp giải:

+ Cảm xúc, suy nghĩ của em như thế nào khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong hoạt động tập thể?

Trả lời:

+ Khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong hoạt động tập thể em cảm thấy: vui vẻ, hạnh phúc, ý nghĩa, được hòa mình cùng cộng đồng,…

* Bổ sung những câu chuyện tình bạn của các em và cuốn sổ giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp.

HS tự thực hiện

Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Trường học của em

Chủ đề 2: Em đang trưởng thành

Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành

Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương

Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước

 

Đánh giá

0

0 đánh giá