Lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập môn HĐTN lớp 7.
Giải bài tập HĐTN lớp 7 Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương
Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
Hoạt động 1 trang 36 HĐTN lớp 7: Giới thiệu hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương.
Gợi ý:
+ Tên hoạt động
+ Thời gian tổ chức hoạt động
+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động;
+ Ý nghĩa của hoạt động.
Phương pháp giải:
+ Tên hoạt động đó là gì?
+ Thời gian tổ chức khi nào?
+ Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động như thế nào?
+ Hoạt động mang ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức tại trường hoặc địa phương:
+ Hoạt động: Hiến máu nhân đạo
+ Thời gian tổ chức: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến Chủ nhật nhà C4 - Bệnh viện đa khoa tỉnh A.
+ Nội dung:
- Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là nét đẹp trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý, chỉ có thể được hiến tặng từ những trái tim nhân ái, với tình cảm và trách nhiệm cao cả của họ với cộng đồng. Nguồn máu an toàn nhất cho người bệnh là nguồn máu từ những người khỏe mạnh, hiến máu tình nguyện, không vụ lợi.
- Hiện nay phong trào hiến máu tình nguyện trong cả nước nói chung và huyện A nói riêng đã và đang phát triển rộng khắp, với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện; nhất là các bạn đoàn viên thanh niên; học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lực lượng vũ trang; công nhân, người lao động ở các địa phương trong huyện. Thiếu máu cho điều trị người bệnh sẽ không còn là nỗi lo, nếu như tất cả mọi người khỏe mạnh đều sẵn sàng chia sẻ những giọt máu quý giá của mình cho đồng loại.
+ Hình thức tổ chức:
- Trung tâm hiến máu chữ thập đỏ do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập
- Điểm hiến máu chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập; có địa điểm cố định hoặc địa điểm lưu động theo từng đợt nhất định.
+ Ý nghĩa của hoạt động:
- Hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, nghĩa cử hiến máu cứu người luôn cao đẹp, cần được phát huy.
- Hiến máu đem lại cho ta niềm vui vì được giúp đỡ ai đó đang cần lượng máu quý giá.
- Hiến máu giúp những bệnh nhân không may gặp tai nạn có thêm cơ hội được sống, được làm việc.
Hoạt động 2 trang 36 HĐTN lớp 7: Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
* Phân tích kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo “Cuốn sách yêu thương” của lớp 7A.
Phương pháp giải:
+ Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới;
+ Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;
+ Mục đích của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;
+ Thành phần tham gia;
+ Phân công công việc;
+ Dự kiến thời gian thực hiện.
Trả lời:
+ Tên hoạt động thiện nguyện: Cuốn sách yêu thương
+ Đối tượng hướng tới: Các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
+ Thông điệp của hoạt động: Trao sách – Trao yêu thương
+ Mục đích của hoạt động: giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận đến tri thức, có cơ hội được đọc sách.
+ Thành phần tham gia : Học sinh lớp 7A
+ Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm
- Lựa chọn một hoặc nhiều quyển sách hay và ý nghĩa
- Viết lời nhắn gửi yêu thương, đính vào trang đầu tiên của quyển sách;
- Tập hợp sách và đóng gói, lên kế hoạch gửi tặng sách đến các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
+ Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng
* Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyên, nhân đạo phù hợp mà nhóm em dự định tham gia.
Phương pháp giải:
Lập kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:
+ Tên của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và đối tượng hướng tới;
+ Thông điệp của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;
+ Mục đích của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo;
+ Thành phần tham gia;
+ Phân công công việc;
+ Dự kiến thời gian thực hiện.
Trả lời:
+ Tên hoạt động: Chiếc áo ấm
+ Đối tượng hướng tới: Trẻ em, người già vùng cao có hoàn cảnh khó khăn
+ Thông điệp: Trao áo – Trao yêu thương – Trao mùa xuân ấm áp
+ Mục đích:
- Kêu gọi và phát huy tinh thần tương thân, tương ái của mọi người tới các em học sinh nghèo, người già vùng cao trong việc giúp đỡ, động viên và mang lại cho các em, đồng bào dân tộc miền núi có một mùa xuân thật là ấm áp và tràn đầy ý nghĩa.
- Thông qua hoạt động trên nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh - sinh viên, xây dựng đoàn kết, yêu thương, chia sẻ khó khăn, xây dựng lòng nhân ái, sống thân thiện và luôn quan tâm hướng tới cộng đồng xã hội. Đồng thời góp phần tạo cơ hội để hiểu rõ, nhận thức sâu sắc và thể hiện sự quan tâm tới những mảnh đời và hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.
+ Thành phần tham gia: học sinh, giáo viên trong các trường THCS huyện A
+ Phân công công việc: Mỗi bạn cần làm:
- Vận động, thu gom, lựa chọn quần áo cũ không dùng nhưng lành, sạch, vẫn sử dụng được, đặc biệt là quần áo ấm cho học sinh, người già
- Viết lời nhắn gửi yêu thương đính vào mỗi kiện quần áo;
- Tập hợp quần áo và đóng gói, lên kế hoạch gửi tặng quần áo ấm đến trẻ em, người già vùng cao
+ Dự kiến thời gian thực hiện: 1 tháng
* Thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
HS tự thực hiện
Hoạt động 3 trang 37 HĐTN lớp 7: Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
* Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
Phương pháp giải:
+ Xác định đối tượng vận động bao gồm những ai?
+ Xây dựng nội dung vận động như thế nào?
+ Hình thức vận động là gì?
Trả lời:
Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:
+ Đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, các bạn, thầy cô trong trường, hàng xóm…
+ Nội dung vận động:
- Đưa ra các dẫn chứng, hình ảnh, video về những người có hoàn cảnh khó khăn
- Kêu gọi mọi người ủng hộ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần
- Động viên các hoàn cảnh khó khăn vượt qua số phận, sống lạc quan, tích cực.
+ Hình thức vận động:
- Vận động trực tiếp: tọa đàm, chia sẻ
- Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua áp phích, tranh, video, bài viết…
* Chia sẻ kết quả thảo luận
Phương pháp giải:
+ Thảo luận đã đạt được kết quả gì?
+ Có những thuận lợi gì trong cuộc thảo luận?
+ Còn khó khăn gì cần khắc phục?
+ Biện pháp khắc phục khó khăn đó như thế nào?
Trả lời:
+ Thảo luận đã đạt được sự chấp thuận và hưởng ứng tích cực, năng nổ từ tất cả mọi người tham gia hoạt động thiện nguyện
+ Thuận lợi:
+ Bên cạnh những thuận lợi đó, thảo luận vẫn còn tồn tại một số khó khăn: Một số bạn vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do sức khỏe không cho phép …
* Thực hiện vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
Học sinh tự thực hiện
Hoạt động 4 trang 37 HĐTN lớp 7: Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo
Chia sẻ hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia
Gợi ý:
Phương pháp giải:
+ Nêu tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia
+ Em tham gia hoạt động đó cùng ai?
+ Khó khăn em gặp phải khi tham gia hoạt động đó là gì?
+ Cảm xúc của em sau khi tham gia hoạt động đó như thế nào?
Trả lời:
Dịp hè vừa qua em đã có cơ hội tham gia hoạt động thiện nguyện “Giấc mơ cho em”. Em đã cùng các bạn, anh chị trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, kêu gọi mọi người trong toàn trường, các công chức viên chức ủng hộ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường.
Trong quá trình tham gia hoạt động, vì sức khỏe không được tốt nên em không thể tham gia tất cả các hoạt động do ban thiện nguyện tổ chức. Nhưng nhờ sự giúp đỡ, cũng như sự tận tâm của các bạn, các anh chị trong hoạt động thiện nguyện em đã có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhìn thấy các bạn có cơ hội tiếp tục đến trường em cảm thấy mình rất hạnh phúc và thấy mình trưởng thành hơn vì đã làm được một điều thật ý nghĩa.
Văn hóa ứng xử trong hoạt động cộng đồng
Hoạt động 1 trang 38 HĐTN lớp 7: Những hoạt động trong cộng đồng
* Chia sẻ các hoạt động trong cộng đồng mà em biết.
Gợi ý:
+ Vệ sinh khu vực nơi em ở
+ Sinh hoạt hè ở địa phương
+ Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương
Phương pháp giải:
+ Chia sẻ hoạt động cộng đồng mà em biết: ở địa phương hoặc qua các trang mạng xã hội…
Trả lời:
Các hoạt động cộng đồng mà em biết:
+ Ủng hộ sách vở và quần áo cho học sinh vùng cao, học sinh vùng lũ.
+ Ủng hộ quỹ phòng chống COVID-19
+ Trồng cây gây rừng
* Chia sẻ về một hoạt động cộng đồng mà em tham gia.
Phương pháp giải:
+ Em đã tham gia vào hoạt động cộng đồng nào?
+ Hoạt động đó có mục đích chủ yếu là gì?
+ Ý nghĩa hoạt động đó như thế nào?
Trả lời:
+ Em đã tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng
+ Hoạt động có mục đích chủ yếu là phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần giảm nhẹ thiệt hại cho người dân khi mùa lũ tới, tránh xói mòn…
+ Trồng cây, gây rừng ngoài ý nghĩa to lớn về bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan môi trường còn đem lại những lợi ích lớn trong phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời hoạt động này còn góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và tái tạo rừng.
Hoạt động 2 trang 38 HĐTN lớp 7: Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng
* Thảo luận để chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
+ Dựa vào từng tình huống quan sát: thái độ, lời nói, trang phục, để đưa ra những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp.
Trả lời:
+ Tình huống 1:
- Hành vi giao tiếp ứng xử phù hợp: Các bạn đến gọi Hùng đi trực nhật “Hùng ơi, nhanh lên. Sắp muộn rồi đấy! Bọn tớ sẵn sàng rồi”. Việc làm và cách giao tiếp, ứng xử của 2 bạn đã cho thấy ý thức, trách nhiệm của mình với việc làm chung của tập thể, không ỷ lại vào người khác…
- Hành vi, ứng xử giao tiếp chưa phù hợp: Hùng có hành vi giao tiếp và ứng xử đáng phê phán. Suy nghĩ và việc làm của bạn cho thấy sự ích kỷ, ỷ lại vào người khác, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ thờ ơ trong công việc chung của lớp, của trường.
+ Tình huống 2:
- Hành vi giao tiếp ứng xử phù hợp: Hai bạn nam có lời nói rằng “Hoa rất đẹp nhưng mình không được pháp hái em ạ” khi em gái muốn hái hoa trong vườn. Câu nói đó cho thấy 2 bạn đã có ý thức bảo vệ tài sản nơi của công, chấp hành đúng quy định mà ban tổ chức lễ hội đã đưa ra
* Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Phương pháp giải:
+ Hành vi giao tiếp ứng xử đó xảy ra ở đâu? Thời gian nào?
+ Biểu hiện của hành vi đó thể hiện như nào?
+ Hành vi giao tiếp, ứng xử đó được mọi người hưởng ứng ra sao?
Trả lời:
Nhân ngày 27/7, các bạn học sinh trường em đã có dịp tham gia viếng thăm mộ nhằm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã có công với đất nước tại địa phương. Hầu hết các bạn đều ăn mặc gọn gàng, áo trắng, quần tối màu, đi nhẹ, nói khẽ, không nói tục chửi bậy, nô đùa trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này đã được thầy cô giáo và Đoàn thanh niên hết sức ngợi khen, tuyên dương.
Hoạt động 3 trang 39 HĐTN lớp 7: Rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia hoạt động trong cộng đồng
* Chỉ ra cách thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá mà bạn An đã thực hiện trong tình huống sau:
Phương pháp giải:
+ Đọc và phân tích tình huống
+ Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà bạn An đã thực hiện là hành vi gì ?
Trả lời:
Cách thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà bạn An đã thực hiện:
+ Chuẩn bị trang phục chỉnh tề, nói năng lịch sự, lễ phép.
+ Đọc kĩ những quy định của ban tổ chức và chủ động hướng dẫn khách tham quan thực hiện theo.
+ Giải thích và giới thiệu cho du khách những hiểu biết của mình về ý nghĩa của các hoạt động có trong lễ hội.
+ Luôn luôn tươi cười, niềm nở.
* Chia sẻ cách em thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng.
Phương pháp giải:
Cách em thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng:
+ Trang phục như nào?
+ Hành động, lời nói thể hiện sự giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện ra sao?
+ Thái độ, tác phong, cử chỉ thể hiện như nào?
Trả lời:
Cách em thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng:
+ Trang phục: gọn gàng, lịch sự, phù hợp với quy định, gọn gàng, sạch sẽ
+ Hành động: chu đáo, quan tâm, cẩn thận
+ Lời nói: lịch sự, lễ phép, không nói tục, chửi bậy
+ Thái độ: hòa nhã, niềm nở, vui vẻ, cởi mở
+ Tác phong, cử chỉ: nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động
* Thể hiện, rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá trong cuộc sống hằng ngày.
HS tự thực hiện.
Tự hào truyền thống quê hương
Hoạt động 1 trang 40 HĐTN lớp 7: Giới thiệu về truyền thống địa phương
Tìm hiểu và giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương em.
Phương pháp giải:
+ Tìm hiểu và giới thiệu truyền thống ở quê hương em:
- Truyền thống đó là gì?
- Nguồn gốc, thời gian hình thành như thế nào?
- Truyền thống đó có đặc trưng và ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.Cho tới nay, hằng năm cứ từ ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch, các làng quan họ Bắc Ninh bắt đầu rộn ràng tiếng hát của các liền anh liền chị để chuẩn bị cho ngày hội quan họ. Những câu ca quan họ mộc mạc, nhưng rất trọng nghĩa tình giống như con người của vùng quê Kinh Bắc. Ngày 10 và 11 tháng giêng âm lịch, ở Bắc Ninh thường tổ chức những cuộc thi hát quan họ.Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 2 trang 40 HĐTN lớp 7: Giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương
Thảo luận về cách em và các bạn giữ gìn, phát huy truyền thống tự hào ở địa phương.
Phương pháp giải:
Cách em và các bạn giữ gìn, phát huy truyền thống tự hào ở địa phương:
+ Thái độ của em trước hoạt động giao lưu, chia sẻ truyền thống địa phương như thế nào?
+ Em và các bạn làm gì để truyền thống đó được gìn giữ và phát huy hơn nữa?
Trả lời:
Cách em và các bạn giữ gìn, phát huy truyền thống tự hào ở địa phương:
+ Tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, chia sẻ về truyền thống ở địa phương
+ Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân… cùng tham gia gìn giữ, phát huy truyền thống đó.
+ Quảng bá truyền thống địa phương qua website, fanpage, áp phích…
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 3: Thầy cô - người bạn đồng hành
Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương
Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình