Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.
KHTN lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học
A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 38: Đa dạng sinh học
I. Đa dạng sinh học là gì?
- Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên.
- Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật.
II. Vai trò của đa dạng sinh học
1. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
- Đa dạng sinh học giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất.
- Rừng tự nhiên có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nước trong tự nhiên, hạn chế hiện tượng sạt lở, xói mòn, lũ quét.
- Rừng còn là nơi ở của các loài động vật hoang dã.
- Nấm phân hủy xác các loài sinh vật và chất thải hữu cơ thành những chất đơn giản giúp đất màu mỡ và làm sạch môi trường.
2. Vai trò của đa dạng sinhh học đối với con người
- Cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm; đồng thời tạo ra môi trường sống thuận lợi cho con người.
- Tạo nên các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của con người.
- Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.
III. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả
1. Nguyên nhân
- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã
- Nạn chặt phá rừng bừa bãi
- Cháy rừng
- Ảnh hưởng của thiên tai (núi lửa phun, bão, động đất…)
2. Hậu quả
- Rừng bị tàn phá và trở thành đồi trọc
- Động vật không còn nguồn cung cấp thức ăn và nơi cư trú dẫn tới diệt vong
- Gây ra biến đổi khí hậu (bão, lũ quét, hạn hán…)
- Gây xói mòn, sạt lở đất
IV. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
- Đây là việ làm cấp bách, cần thiết, đòi hỏi sự chung tay góp sức của mọi người và của các quốc gia trên thế giới.
- Biện pháp:
+ Trồng rừng
+ Xây dựng hệ thống các vường quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm từ các loài động thực vật quý hiếm
B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 38: Đa dạng sinh học
Câu 1: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Xây dựng nhiều đập thủy điện
C. Trồng cây gây rừng D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp
Lời giải Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.
Đáp án: C
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu D. Tuyệt chủng động, thực vật
Lời giải Bệnh ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Đáp án: A
Câu 3: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4) D. (2), (4), (5)
Lời giải
(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận
(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.
Đáp án: C
Câu 4: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Lời giải Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp mà cần được gìn giữ và bảo tồn.
Đáp án: B
Câu 5: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc D. Rừng ôn đới
Lời giải Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Đáp án: C
Câu 6: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.
Lời giải Môi trường sông của sinh vật bao gồm các môi trường sống cơ bản đã biết là: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật nên chúng ta không sử dụng tiêu chỉ đa dạng môi trường để xét sự đa dạng sinh học.
Đáp án: D
Câu 7: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên
Lời giải Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.
Đáp án: C
Câu 8: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên
Lời giải Lạc đà là sinh vật đặc trưng ở các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.
Đáp án: A
Câu 9: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch D. Gà lôi lam đuôi trắng
Lời giải Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.
Đáp án: A
Câu 10: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Lời giải Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.
Đáp án: D
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên