Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 49 | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

842

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 49 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 49

Bài tập 1 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các thông tin chính về hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

         

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

         

Trả lời:

Văn bản

Thời điểm ra đời

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Hịch tướng sĩ

Cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2

Khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính

-  Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc.

- Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ

- Kêu gọi tướng sĩ

- Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc.

- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)

- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

-  “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”

Bài tập 2 trang 49 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các thông tin phù hợp về hệ thống luận điểm của 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Luận điểm 1

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

Luận điểm 2

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

Luận điểm n

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

- Đoạn từ … đến …

- Đoạn văn thuộc kiểu:

Trả lời:

Xác định luận điểm

Hịch tướng sĩ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Luận điểm 1

- Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”.

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

- Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch

Luận điểm 2

- Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”.

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp

Luận điểm 3

- Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

- Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước”

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp

Luận điểm 4

- Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song

- Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết

- Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp

Bài tập 3 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các thông tin ở 2 bảng trên cho thấy văn bản nghị luận có những đặc điểm cơ bản sau:

Trả lời:

Các thông tin ở 2 bảng trên cho thấy văn bản nghị luận có những đặc điểm cơ bản sau: Một bài văn nghị luận có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ:

+ Luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu

+ Luận điểm cần đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục

+ Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục

Bài tập 4 trang 50 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những điểm giống nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: ……………… 

- Những điểm khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: ……………… 

Trả lời:

- Những điểm giống nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.

- Những điểm khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bài tập 5 trang 51 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội mà em tìm đọc: ……………….

Luận đề: ……………

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm 3

Luận điểm 4

 

 

 

 

Các kiểu đoạn văn được sử dụng trong văn bản: ……………….

Trả lời:

Văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội mà em tìm đọc: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.

Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm 3

Luận điểm 4

Ngọt ngào là hạnh phúc

Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.

x

x

Các kiểu đoạn văn được sử dụng trong văn bản:

+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp

+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp

Đánh giá

0

0 đánh giá