Sách bài tập Vật Lí 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sự rơi tự do

7.2 K

Với giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 10: Sự rơi tự do

Giải SBT Vật Lí 10 trang 17

Câu hỏi 1.1 trang 17 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một chiếc khăn voan nhẹ.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc lá cây rụng.

D. Một viên sỏi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vật rơi tự do là chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

A, B, C – các vật khi rơi chịu tác dụng của lực cản không khí tương đối lớn.

D – trọng lực tác dụng lên viên sỏi lớn hơn rất nhiều so với lực cản của không khí nên có thể coi sự rơi của viên sỏi là rơi tự do.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 18

Câu hỏi 1.2 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.

B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.

C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.

D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A – chuyển động ném ngang.

B – chuyển động ném xiên.

C – rơi tự do.

D – chuyển động chậm dần đều.

Câu hỏi 1.3 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2 h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?

A. 2 s.

B. 22 s.

C. 4 s.

D. 42 s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thời gian rơi của vật rơi tự do: t=2sg

Thả hòn sỏi ở độ cao h, thời gian rơi: t=2sg=2hg=2s

Thả hòn sỏi ở độ cao 2 h, thời gian rơi: t'=2s'g=2h'g=2.2hg=22s

Câu hỏi 1.4 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:

A.v=2gh.

B. v=2gh.

C. v=gh.

D. v=gh2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thời gian rơi của vật rơi tự do: t=2sg=2hg

Vận tốc của vật khi chạm đất: v=gt=g2hg=2gh

Câu hỏi 1.5 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

A. 9,82m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 98 m/s.

D. 6.9 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vận tốc của vật khi chạm đất: v=2gh=2.9,8.9,8=9,82m/s

Câu hỏi 1.6 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao h1h2 là:

A.h1h2=2.

B. h1h2=0,5.

C. h1h2=4.

D. h1h2=1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thời gian rơi của vật rơi tự do: t=2hg

Thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai:

t1=2t22h1g=22h2gh1h2=4

Câu hỏi 1.7 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Gọi s là quãng đường viên đá đi được sau khoảng thời gian t kể từ khi bắt đầu rơi tới khi chạm đất và s1 là quãng đường viên đá đi được trước khi chạm đất 1 s, tức là khoảng thời gian t1=t1 thì ta có: s=gt22;s1=gt122.

Suy ra, quãng đường viên đá đi được trong 1 s cuối trước khi chạm đất là:

Δs=ss1=gt22gt122=gtg2

Thay số, ta tìm được khoảng thời gian rơi tự do của viên đá:

t=Δsg+12=24,59,8+0,5=3s

Câu hỏi 1.8 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư kể từ lúc được thả rơi. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Quãng đường mà vật rơi tự do đi được sau khoảng thời gian t tính theo công thức:

s=gt22 (m)

Suy ra quãng đường vật rơi tự do đi được sau khoảng thời gian t = 3 s là:

s3=g.322=4,5g (m)

Quãng đường mà vật rơi tự do đi được sau khoảng thời gian t = 4 s là:

s4=g.422=8g(m)

Do đó, quãng đường vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư là:

Δs = s4s3=8g4,5g=3,5g=3,5.9,8=34,3m.

Vận tốc của vật rơi tự do tính theo công thức: v = gt.

Suy ra, trong giây thứ tư, vận tốc của vật đã tăng lên một lượng bằng:

Δv=v4v3=4g3g=9,8m/s.

Câu hỏi 1.9 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Gọi h là chiều sâu của hang.

Thời gian từ lúc thả đến lúc hòn đá chạm đáy hang là:

t1=2hg

Thời gian âm truyền từ đáy hang đến miệng hang là:

t2=hv

Theo đề bài ta có phương trình:

t2+t1=42hg+hv=42h9,8+h330=4

Giải phương trình ta tìm được: h = 70,3 m.

Câu hỏi 1.10 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Gọi h là độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi, t là thời gian rơi, h1 là quãng đường vật rơi trong thời gian (t - 1) (s) ta có:

hh1=15mgt22gt122=15t2s

Suy ra: h=gt2220m

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 10: Sự rơi tự do

Bài 12: Chuyển động ném

Bài tập cuối chương 2

Bài 13: Tổng hợp phân tích lực. Lực cân bằng

Lý thuyết Sự rơi tự do

I. Sự rơi trong không khí

- Sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật. Lực cản càng nhỏ so với trọng lực dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại.

- Hai vật là viên bi chì và chiếc lông vũ đều rơi nhanh như nhau trong ống chân không

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ống đầu tiên chứa đầy không khí,

Ống thứ hai là môi trường chân không

II. Sự rơi tự do

1. Sự rơi tự do

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

- Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lực cản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Đặc điểm của sự rơi tự do

- Sự rơi tự do chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên nó có phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống.

- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng, nhanh dần đều.

- Ở cùng một nơi trên Trái đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc. Gia tốc rơi tự do kí hiệu là g, nó phụ thuộc vào vĩ độ địa lý và độ cao. Ở vị trí gần bề mặt Trái Đất, người ta thường lấy g9,8m/s2

3. Công thức rơi tự do

- Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu.

- Chọn mốc thời gian to= 0 thời điểm vật bắt đầu rơi. Ta có:

+ Độ dịch chuyển và quãng đường đi của vật tại thời điểm t

d = s = 12g.t2

+ Vận tốc tức thời tại thời điểm t là vt= g.t

+ Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được v22.g.s

Đánh giá

0

0 đánh giá