Sách bài tập Vật Lí 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Chuyển động biến đổi. Gia tốc

8.2 K

Với giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc

Giải SBT Vật Lí 10 trang 13

Câu hỏi 1.1 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đồ thị A, B biểu diễn chuyển động thẳng đều.

Đồ thị D biểu diễn vật chuyển động thẳng đều với tốc độ không đổi.

Đồ thị C có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 1.2 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.

B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.

D. Chuyển động tròn đều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chuyển động biến đổi là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian.

A, B, C – sai

D – đúng, vì chuyển động tròn đều có gia tốc không đổi theo thời gian.

Câu hỏi 1.3 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Độ dốc của đồ thị càng lớn thì độ lớn gia tốc càng lớn.

A – gia tốc bằng không vì đồ thị có đường nằm ngang, song song với trục Ot nên vận tốc không đổi theo thời gian.

B, C, D có gia tốc không đổi mà đồ thị D có độ dốc lớn nhất nên có độ lớn của gia tốc là lớn nhất.

Câu hỏi 1.4 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một người lái xe tải đang cho xe chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi. Khi thấy khoảng cách giữa xe mình với xe chạy phía trước giảm dần, người đó cho xe chạy chậm dần. Tới khi thấy khoảng cách này đột nhiên giảm nhanh, người đó vội đạp phanh để dừng xe. Hãy vẽ đồ thị vận tốc - thời gian mô tả trạng thái chuyển động của xe tải trên.

Lời giải:

Chuyển động này được chia làm 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi – có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian.

- Giai đoạn 2: chuyển động chậm dần, độ dốc vừa phải.

- Giai đoạn 3: chuyển động chậm dần, độ dốc lớn, dừng lại nhanh.

Một người lái xe tải đang cho xe chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi

Câu hỏi 1.5 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 23 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s, vận tốc của ô tô chỉ còn 11 m/s. Tính gia tốc của ô tô. Gia tốc này có gì đặc biệt?

Lời giải:

Gia tốc: a=112310=1,2m/s2

Gia tốc a có giá trị âm, các vận tốc có giá trị dương vì chuyển động là chậm dần.

Câu hỏi 1.6 trang 13 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian va chạm giữa tường và bóng là 0,05 s.

a) Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng.

b) Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng.

c) Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường.

Lời giải:

a) Ta có: ν1=25m/s;ν2=15m/s.

Độ thay đổi tốc độ:Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng

b) Chọn chiều từ tây sang đông là chiều dương.

Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng

Độ thay đổi vận tốc: Δv=v2v1=40m/s

c) Gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường:

a=ΔvΔt=400,05=800m/s2

Giải SBT Vật Lí 10 trang 14

Câu hỏi 1.7 trang 14 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Hình 8.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3 của toà nhà chung cư.

Hình 8.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3

a) Mô tả chuyển động của thang máy.

b) Tính gia tốc của thang máy trong các giai đoạn.

Lời giải:

a) Từ 0 s đến 0,5 s: thang máy chuyển động nhanh dần đều từ dưới lên.

Từ 0,5 s đến 2,5 s: thang máy chuyển động đều.

Từ 2,5 s đến 3 s: thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại.

b) Chia chuyển động thành ba giai đoạn như ý a) thì gia tốc trong mỗi giai đoạn lần lượt là:

Từ 0 s đến 0,5 s: a1=Δv1Δt1=200,50=20,5=4m/s2;

Từ 0,5 s đến 2,5 s: a2=Δv2Δt2=222,50,5=0;

Từ 2,5 s đến 3 s: a3=Δv3Δt3=0232,5=4m/s2.

Câu hỏi 1.8 trang 14 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Dựa vào bảng ghi sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một ô tô chạy trên quãng đường thẳng dưới đây.

Vận tốc (m/s)

0

10

30

30

30

10

0

Thời gian ( s)

0

5

10

15

20

25

30

a) Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động.

b) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s đầu và kiểm tra kết quả tính được bằng đồ thị.

c) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s cuối.

Lời giải:

a) Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động.

Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động

b) Gia tốc của ô tô trong 5 s đầu: a1=Δv1Δt1=10050=105=2m/s2

Dựa vào đồ thị tính độ dốc của đoạn đồ thị trong 5 s đầu: tanα=105=2

c) Gia tốc của ô tô trong 5 s cuối: a2=Δv2Δt2=01050=2m/s2

Câu hỏi 1.9 trang 14 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một người lái xe máy đang chạy xe với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố sâu trước mặt. Người ấy kịp thời phanh gấp xe thì xe tiếp tục chạy thêm 3 s nữa mới dừng lại. Tính gia tốc trung bình của xe.

Lời giải:

Đổi: 36 km/h = 10 m/s.

Gia tốc trung bình của xe: a=ΔvΔt=01033,33m/s2

Câu hỏi 1.10 trang 14 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.

a) Tính gia tốc của ô tô.

b) Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40 s.

c) Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h.

Lời giải:

Đổi: 18 km/h = 5 m/s; 36 km/h = 10 m/s, 72 km/h = 20 m/s.

a) Gia tốc của ô tô: a=ΔvΔt=10520=0,25m/s2

b) Vận tốc của ô tô sau 40 s:

v=v0+at1=5+0,25.40=15m/s.

c) Thời gian t2để ô tô đạt vận tốc 72 km/h:

v2=v0+at2t2=v2v0a=2050,25=60s

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 10: Sự rơi tự do

Bài 12: Chuyển động ném

Lý thuyết Chuyển động biến đổi. Gia tốc

I. Chuyển động biến đổi

- Chuyển động biến đổi là chuyển động có vận tốc thay đổi.

- Chuyển động nhanh dần – có vận tốc tăng dần

- Chuyển động chậm dần – có vận tốc giảm dần.

Ví dụ: Một ôtô đang đứng yên, bắt đầu chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần (vận tốc tăng dần); khi đang chuyển động muốn dừng lại sẽ phải chuyển động chậm dần (vận tốc giảm dần).

Hình ảnh dưới đây là ảnh chụp miêu tả thí nghiệm sự thay đổi vận tốc của một ôtô đồ chơi trong ba giai đoạn chuyển động

a. Giai đoạn xe chuyển động nhanh dần

b. Giai đoạn xe chuyển động đều

c. Giai đoạn xe chuyển động chậm dần

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Gia tốc của chuyển động biến đổi

1. Khái niệm gia tốc

- Gia tốc (gia tốc chuyển động) là đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

- Trong khoảng thời gian Δt, độ biến thiên vận tốc là Δv thì độ biến thiên của vận tốc trong một đơn vị thời gian là: a  = ΔvΔt = vt - v0t - t0

- Nếu Δv có đơn vị là m/s(m.s1), Δt có đơn vị là giây (s) thì gia tốc có đơn vị là m/s2(m.s2).

- Vì Δv là đại lượng vectơ, nên gia tốc a cũng là đại lượng vectơ.

a  = ΔvΔt 

+ Khi a cùng chiều với v(a.v > 0) thì chuyển động là nhanh dần.

+ Khi a ngược chiều với v(a.v < 0) thì chuyển động là chậm dần.

2. Bài tập ví dụ

Một xe máy đang chuyển động thẳng với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc. Biết rằng sau 5 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc 12 m/s.

a. Tính gia tốc của xe

b. Nếu sau khi đạt vận tốc 12 m/s, xe chuyển động chậm dần với gia tốc có độ lớn bằng gia tốc trên thì bao lâu xe dừng lại.

Tóm tắt

a, v0=10 m/s

v = 12 m/s

Δt = 5s

a = ? m/s2

b, v0' = 12 m/s

v'= 0

a = - 0,4 m/s2

Δt = ?

Giải

a, a=ΔvΔt=12105=0,4m/s2

Gia tốc của xe a = 0,4m/s2

b, Δt'=Δv'a=0120,4=30s

Xe dừng lại sau 30 giây

Đánh giá

0

0 đánh giá