Sách bài tập Vật Lí 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

18.8 K

Với giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

Giải SBT Vật Lí 10 trang 10

Câu hỏi 1.1 trang 10 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức

A.v=d1+d2t1+t2.

B. v=d2d1t2t1.

C. v=d1+d2t2t1.

D. v=d2d1t1t2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định

Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động thẳng đều có vận tốc:

v=d2d1t2t1=ΔdΔt

Câu hỏi 1.2 trang 10 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

A. từ 0 đến t2.

B. từ t1 đến t2.

C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3.

D. từ 0 đến t3.

Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Từ thời điểm 0 đến t1 vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

Từ t1 đến t2 vật đứng yên vì độ dịch chuyển không đổi.

Từ t2 đến t3 vật chuyển động thẳng đều, theo chiều âm.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 11

Câu hỏi 1.3 trang 11 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

A. I và III.

B. I và IV.

C. II và III.

D. II và IV.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đồ thị (I) và (IV) biểu diễn chuyển động thẳng đều.

Đồ thị (II) có độ dịch chuyển không thay đổi.

Đồ thị (III) có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 1.4 trang 11 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là:

Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là

A. d1=6010t;v1=10km/h

d2=12t;v2=12km/h

B. d1=60+10t;v1=10km/h

d2=10t;v2=10km/h

C. d1=6020t;v1=20km/h

d2=12t;v2=12km/h

D. d1=10t;v1=10km/h

d2=12t;v2=12km/h

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Vật (1) được biểu diễn trên đồ thị có chiều chuyển động ngược chiều dương. Tại thời điểm t = 0 thì vật (1) xuất phát từ vị trí có độ dịch chuyển 60 m.

Vận tốc = độ dốc của đồ thị = 06060=10km/h

Độ lớn vận tốc của chuyển động là 10 km/h.

Phương trình chuyển động của vật (1): d1=6010tkm

- Vật (2) xuất phát từ gốc tọa độ, chuyển động theo chiều dương.

Vận tốc = độ dốc của đồ thị = 60050=12km/h

Độ lớn vận tốc của chuyển động là 12 km/h.

Phương trình chuyển động của vật (2): d2=12tkm

Câu hỏi 1.5 trang 11 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Dựa vào đồ thị ở Hình 7.3, xác định:

a) Vận tốc của mỗi chuyển động.

b) Phương trình của mỗi chuyển động.

c) Vị trí và thời điểm các chuyển động gặp nhau.

Dựa vào đồ thị ở Hình 7.3, xác định

Lời giải:

a) Vận tốc = độ dốc của đồ thị.

v1=180030=60km/h

v2=018030=60km/h

v3=60030=20km/h

b) Ta có biểu thức tính vận tốc: v=ddotto

Phương trình chuyển động của các vật có dạng d=do+vtto

Từ đó:

d1=0+60t0=60tkm

d2=18060t0=18060tkm

d3=0+20t0=20tkm

c) Khi các vật gặp nhau thì các vật có độ dịch chuyển giống nhau.

- Vật (I) và (II) gặp nhau: d1=d260t=18060tt=1,5h

d1=d2=60.1,5=90km

Suy ra vật (I) và (II) gặp nhau tại thời điểm 1,5 h, cách điểm khởi hành của (l) 90 km.

- Vật (II) và (III) gặp nhau: d2=d318060t=20tt=2,25h

d2=d3=20.2,25=45km

Suy ra vật (II) và (Ill) gặp nhau tại thời điểm 2 h 15 min, cách điểm khởi hành của (II) 45 km.

Câu hỏi 1.6 trang 11 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ chạy thẳng tới B với vận tốc không đổi 40 km/h. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ chạy với vận tốc không đổi 80 km/h theo cùng hướng với xe máy. Biết khoảng cách AB = 20 km. Chọn thời điểm 6 giờ là mốc thời gian, chiều từ A đến B là chiều dương. Xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy bằng công thức và bằng đồ thị.

Lời giải:

Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ chạy thẳng tới B với vận tốc không đổi

Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí xuất phát của xe máy (điểm A).

Mốc thời gian ở thời điểm 6 giờ.

Phương trình chuyển động

Xe máy:d1=v1t=40t

Ô tô: d2=20+80t2=80t140

Ở đồ thị dưới, ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm M có dM=140km và tM=3,5h

Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ chạy thẳng tới B với vận tốc không đổi

- Kiểm tra kết quả bằng phương trình chuyển động:

Khi hai xe gặp nhau:

d1=d240t=80t140t=3,5h

Từ đó tính được:

Thời điểm hai xe gặp nhau: 3,5 h + 6h = 9,5h.

Địa điểm gặp nhau cách điểm khởi hành của xe máy d= 140 km.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 12

Câu hỏi 1.7 trang 12 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được vẽ trong Hình 7.4.

Bài 7 (ảnh 8)

a) Hãy mô tả chuyển động.

b) Xác định tốc độ và vận tốc của chuyển động trong các khoảng thời gian:

- Từ 0 đến 0,5 giờ.

- Từ 0,5 đến 2,5 giờ.

- Từ 0 đến 3,25 giờ.

- Từ 0 đến 5,5 giờ.

Lời giải:

a) Dựa vào đồ thị.

- Từ 0 đến 0,5 giờ: vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

- Từ 0,5 đến 3,25 giờ: vật chuyển động thẳng đều theo chiều âm.

- Từ 3,25 đến 4,25 giờ: vật đứng yên.

- Từ 4,25 đến 5,5 giờ: vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

b) Từ 0 h đến 0,5 h:ν=v=160km/h.

- Từ 0,5 h đến 2,5 h:

Tốc độ: ν=802,50,5=40km/h

Vận tốc: v=0802,50,5=40km/h

- Từ 0 h đến 3,25 h:

Tốc độ: ν=80+80+303,2558,5km/h.

Vận tốc: v=3003,259,2km/h.

- Từ 0h đến 5,5h:

Tốc độ: ν=80+80+30+30+805,554,5km/h

Vận tốc: v=8005,514,5km/h

Câu hỏi 1.8 trang 12 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật.

a) Vật nào chuyển động thẳng đều, vật nào chuyển động không đều?

b) Tính vận tốc của vật (I) và (II).

c) Lập phương trình chuyển động của vật (I) và (II).

d) Xác định vị trí và thời điểm vật (I) gặp vật (II).

Hình 7.5 vẽ đồ thị chuyển động của ba vật

Lời giải:

a) (I) và (II) chuyển động thẳng đều vì có đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường thẳng.

(III) là chuyển động thẳng không đều vì đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường cong.

b) Vận tốc = độ dốc của đồ thị

Vật 1: vI=40040=404=10m/s

Vật 2: vII=04080=408=5m/s

c) Phương trình chuyển động của các vật có dạng: d=d0+vtt0

Vật 1: dI=0+10t0=10tkm

Vật 2: dII=405t0=405tkm

d) Vật (I) và (II) gặp nhau:

d(I)=d(II)10t=405tt=2,67s d2=d1=10.2,67=26,7km

Vị trí gặp nhau cách điểm khởi hành của (I) là 26,7 km tại thời điểm 2,67 s.

Câu hỏi 1.9 trang 12 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Người ở A đi trước người ở B 0,5 h. Sau khi người ở B đi được 1 h thì hai người gặp nhau. Biết hai người đi nhanh như nhau.

a) Tính vận tốc của hai người.

b) Viết phương trình chuyển động của hai người.

c) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian cho chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục toạ độ.

d) Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau.

Lời giải:

Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc người ở A xuất phát.

Vì hai người đi nhanh như nhau nên vận tốc chuyển động của hai người có độ lớn bằng nhau:

Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau

Theo bài ra, khi hai người gặp nhau thì người xuất phát từ B đi được 1 h và người xuất phát từ A đi được 1,5 h.

Ta có: s1+s2=s1,5v+v=10v=4km/h

a) Vì chọn chiều dương từ A đến B nên

+ vận tốc của người xuất phát từ A là v1 = 4 km/h,

+ vận tốc của người xuất phát từ B là v2 = - 4 km/h.

b) Phương trình chuyển động của người xuất phát từ A: dA = 4t (km).

Phương trình chuyển động của người xuất phát từ B:

dB=104.t0,5 (km).

c) Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của hai chuyển động.

Hai người ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau

d) Hai người gặp nhau sau khi người xuất phát từ A đi được 1,5 h tại vị trí cách A một khoảng là dA = 4.1,5 = 6 km.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Tốc độ và vận tốc

Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc

Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Bài 10: Sự rơi tự do

Lý thuyết Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

I. Chuyển động thẳng

- Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

Ví dụ: Chuyển động của ô tô trên một đoạn đường thẳng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ví dụ: Chuyển động của quả táo rơi từ trên cây

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nếu vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì

 + Độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s là như nhau: d = s

+ Tốc độ υ và vận tốc v có độ lớn như nhau: v = υ

- Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó,

+ Quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm

+ Tốc độ có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm v = - υ

II. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng

Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động không những cho phép mô tả được chuyển động mà còn có thể cho biết thêm nhiều thông tin khác nữa về chuyển động.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) trong chuyển động thẳng đều

Trong chuyển động thẳng đều thì d = v.t (với v là hằng số). Biểu thức d = v.t có dạng giống biểu thức của hàm số y = a.x trong môn toán nên có đường biểu diễn là một đường thẳng.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một dạng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng

Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong đồ thị trên, hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn OA là:

ΔdΔt=500250=5025=2m/s

Đây là độ lớn vận tốc của người bơi trong 50 m đầu.

Đánh giá

0

0 đánh giá