Dựa vào thông tin 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp trên

229

Với giải Câu hỏi trang 147 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Câu hỏi trang 147 KTPL 11: Dựa vào thông tin 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên?

Lời giải:

Nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: Suy nghĩ của chị M là đúng, vì pháp luật quy định công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Suy nghĩ, băn khoăn của bố mẹ chị M là không đúng, vì pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo (khoản 1 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).

+ Trường hợp 2: Suy nghĩ về việc nếu anh T muốn ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh phải từ bỏ tôn giáo mà mình đang theo là suy nghĩ sai lệch, không phù hợp pháp luật. Vì từ bỏ tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền của công dân, không phải nghĩa vụ công dân. Việc anh T ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phụ thuộc vào việc theo tôn giáo nào.

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Pháp luật Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, cụ thể như sau:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo.

+ Luôn tôn trọng, không xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Đánh giá

0

0 đánh giá