Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tỉnh huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao

267

Với giải Câu hỏi trang 130 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu hỏi trang 130 KTPL 11: Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tỉnh huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?

Lời giải:

Hành vi của Liên và K ở tình huống 1 và 2:

+ Hành vi của Liên là đúng, vì đã không tự ý đọc nhật kí của Hà, nghĩa là không tự ý kiểm soát thư tín của người khác.

+ Hành vi của K là sai, vì đã tự ý xem tin nhắn của S, thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm thư tín của người khác.

Lý thuyết Pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ.

+ Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

+ Không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ thư, kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác.

+ Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tận tay người nhận.

- Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Trong những trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, nhưng việc khám xét thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục do luật định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Công dân cần được đảm bảo những bí mật riêng tư cá nhân

Đánh giá

0

0 đánh giá