13 câu Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 13 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sách Cánh diều. Bài viết gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Phần 1. 13 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

A. luôn tách rời nghĩa vụ công dân.

B. không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. tồn tại độc lập với nghĩa vụ công dân.

D. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.

Đáp án đúng là: B

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 2. Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. Tham gia hiến máu nhân đạo.

C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Đáp án đúng là: C

- Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật;

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng...

Câu 3. Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

A. Tuân thủ quy định pháp luật.

B. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.

C. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.

D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Đáp án đúng là: A

Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội qua việc:

+ Đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nội quy của trường học;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan khi thảo luận, để xuất một số phương án giải quyết, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông ở đoạn đường đi qua cổng trường gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương.

Câu 4. Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.

D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Đáp án đúng là: D

- Hậu quả về phía nhà nước:

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Câu 5. Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều

A. bị phạt cải tạo không giam giữ.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. phải bồi thường thiệt hại.

D. bị phạt tù chung thân.

Đáp án đúng là: B

- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

Câu 6. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.

D. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.

Đáp án đúng là: B

- Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được hiểu là: công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước khi

A. góp ý sửa đổi Hiến pháp.

B. xây dựng hương ước làng xã.

C. né tránh hoạt động biểu tình.

D. chia sẻ kinh nghiệm phòng dịch.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước khi góp ý sửa đối Hiến pháp.

Câu 8. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.

C. Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.

D. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

Đáp án đúng là: A

- Công dân có các quyền trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND các cấp;

+ Tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;

+ Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ;

+ Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

+ Tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở;

+ Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp;...

Câu 9. Người dân thôn X trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Thôn X tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân về các biện pháp xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia họp, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

A. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, thôn X đã tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về các biện pháp xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong đó, anh T đã thực hiện quyền của mình bằng việc đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong cuộc họp của thôn (tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở).

Câu 10. Trong trường hợp dưới đây, chị B đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp.Thôn của chị B có dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em. Sau khi nghiên cứu nội dung dự án, chị B đã có một số góp ý gửi đến Uỷ ban nhân dân xã nhằm thực hiện dự án hiệu quả.

A. Đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, chị B đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến đời sống ở địa phương.

Câu 11. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?

Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12C, H được Bí thư Đoàn trường giao nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên H đã tự đọc dự thảo các văn kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo T (Bí thư Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình H và giải thích cho H hiểu việc làm đó đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt động của Đoàn. H cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp.

A. Bạn H.

B. Thầy T.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trêm hành vi của bạn H đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Hành vi vi phạm của H đã khiến các đoàn viên khác trong lớp mất quyền bày tỏ ý kiến đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn, đồng thời khiến H bị Bí thư Đoàn trường phê bình.

Câu 12. Hành vi của ông T trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền nào của công dân?

Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.

A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Đáp án đúng là: D

Việc ông T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi của ông T sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 13. Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chị H tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

B. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.

C. Bà G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.

D. Trưởng thôn X tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

Đáp án đúng là: A

Chị H đã ý thức rõ được trách nhiệm của mình và tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Người dân được quyền đưa ra ý kiến của mình với các Đại biểu Quốc hội

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lý những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.

- Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước, xã hội

Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

- Về phía cơ quan nhà nước:

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

- Về phía công dân:

+ Không thực hiện được đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lý nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Trắc nghiệm Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Trắc nghiệm Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Đánh giá

0

0 đánh giá