Lý thuyết KHTN 6 Bài 23 (Kết nối tri thức 2024): Tổ chức cơ thể đa bào

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể) để tạo thành cơ thể.

II. Từ tế bào tạo thành mô

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.

III. Từ mô tạo thành cơ quan

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan.

IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan

Tổ chức cơ thể đa bào | Kết nối tri thức

- Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống của cơ thể gọi là hệ cơ quan.

→ Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại cà phát triển cơ thể.

                             

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Câu 1: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

A. Tế bào -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể -> mô

B. Mô -> tế bào -> hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể

C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể

D. Cơ thể -> hệ cơ quan -> cơ quan -> tế bào -> mô

Lời giải Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là tế bào và cấp lớn nhất là cơ thể. Cụ thể là: tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể.

Đáp án: C

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào

B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan

C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Lời giải

Hệ cơ quan ở thực vật gồm:

- Hệ rễ: bao gồm rễ cây

- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả

Đáp án: D

Câu 3: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

A. Tế bào              B. Cơ thể              C. Cơ quan           D. Mô

Lời giải Con cá vàng là một cơ thế - cấp độ tổ chức cao nhấp của cơ thể đa bào.

Đáp án: B

Câu 4: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan                B. Tế bào và cơ quan

C. Tế bào và mô                       D. Cơ quan và hệ cơ quan

Lời giải Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.

Đáp án: C

Câu 5: Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?

A. Rễ, thân, lá                 B. Cành, lá, hoa, quả

C. Hoa, quả, hạt              D. Rễ, cành, lá, hoa

Lời giải Hệ chồi ở thực vật bao gồm cành, lá, hoa, quả.

Đáp án: B

Câu 6: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. Hệ cơ quan                B. Cơ quan

C. Mô                              D. Tế bào

Lời giải Tế bào là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất có khả năng độc lập thực hiện chức năng trong một cơ thể đa bào.

Đáp án: D

Câu 7: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

A. Tế bào                        B. Mô

C. Cơ quan                     D. Hệ cơ quan

Lời giải Cơ quan là cấu trúc được cấu tạo nên bởi nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể (Vd: da được cấu tạo từ nhiều mô biểu bì)

Đáp án: C

Câu 8: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?

A. Hệ rễ và hệ thân                   B. Hệ thân và hệ lá

C. Hệ chồi và hệ rễ                   D. Hệ cơ và hệ thân

Lời giải

Hệ cơ quan ở thực vật gồm:

- Hệ rễ: bao gồm rễ cây

- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả

Đáp án: C

Câu 9: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

A. Tim và máu                         B. Tim và hệ mạch

C. Hệ mạch và máu                  D. Tim, máu và hệ mạch

Lời giải

- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi tim và hệ mạch.

- Máu là một chất dịch được cấu tạo chủ yếu từ hai thành phần là huyết tương và các tế bào máu. Máu được sản sinh và thay mới liên tục theo chu kì (120 ngày) nên không phải một cơ quan. Máu là một loại mô (mô liên kết).

Đáp án: B

Câu 10: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

A. Tim                  B. Phổi                 C. Não                  D. Dạ dày

Lời giải

- Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn

- Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp

- Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh

- Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa

Đáp án: C

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 22: Cơ thể sinh vật

Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Bài 26: Khóa lưỡng phân

Đánh giá

0

0 đánh giá