Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
A. Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mỹ.
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
C. Các thành thị trung đại ở Tây Âu xuất hiện.
D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mỹ ra đời trong bối cảnh: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Câu 2 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Hình thức đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân là
A. bãi công.
B. biểu tình.
C. đập phá máy móc.
D. khởi nghĩa vũ trang.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hình thức đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân là đập phá máy móc.
Câu 3 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Năm 1842, Ph. Ăng-ghen có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A. Sang Pháp và tham gia phong trào cách mạng ở nước này.
B. Gặp C. Mác và thành lập Đồng minh những người cộng sản
C. Sang Anh và tìm hiểu thực tế phong trào công nhân tại đây.
D. Công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ở nước Anh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh và tìm hiểu thực tế phong trào công nhân tại đây.
Câu 4 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. C. Mác và Ph. Ăng-ghen xuất bản bộ Tư bản.
B. Cuốn sách Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố.
D. Giai cấp công nhân Pháp thành lập Công xã Pa-ri.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
A. Phân tích về quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. Đưa tới sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ý nghĩa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
+ Phân tích về quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
A. Công nhân Pa-ri (Pháp) đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
B. Liên minh công nông ở Đức nổi dậy chống lại giới chủ.
C. Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
D. Ph. Ăng-ghen tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn (Anh).
Câu 7 trang 24 SBT Lịch Sử 8:Công xã Pa-ri (Pháp) được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cuộc chiến tranh giữa quân Pháp với quân Phổ đang diễn ra quyết liệt.
B. Ngay sau khi Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập.
C. Quần chúng chiếm được toà Thị chính Pa-ri, Chính phủ tư sản tháo chạy.
D. Nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế II của Na-pô-lê-ông III.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Công xã Pa-ri (Pháp) được thành lập trong bối cảnh: quần chúng chiếm được toà Thị chính Pa-ri, Chính phủ tư sản tháo chạy.
A. Quần chúng tiến cử.
B. Phổ thông đầu phiếu.
C. Cá nhân tự ứng cử.
D. Phân chỉ tiêu cho từng khu vực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Câu 9 trang 24 SBT Lịch Sử 8: Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri là đã
A. đánh bại hoàn toàn tàn dư của Chính phủ tư sản.
B. sử dụng quân đội của Chính phủ tư sản lâm thời.
C. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
D. giao cho người dân quản lí những nhà máy, xí nghiệp của giới chủ bỏ trốn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Một trong những chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri là đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
A. Quốc tế thứ nhất được thành lập.
B. Quốc tế thứ hai được thành lập.
C. Công nhân Chi-ca-gô (Mỹ) bãi công
D. Công xã Pa-ri tạm thời giải tán.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập.
Câu 11 trang 25 SBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ hai giải tán trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.
B. Cách mạng tháng Mười Nga kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quốc tế thứ hai giải tán trong bối cảnh: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
A. V.I. Lê-nin.
B. Ô-li-vơ Crôm-oen.
C. Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Những nhân vật có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là: V.I. Lê-nin; Ph. Ăng-ghen; C. Mác.
Lời giải:
Ghép thông tin theo trình tự sau:
1 - A, C, D;
2 - B, E, G.
Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân ...(1)... Từ năm 1895 (sau khi ...(2)... qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tế thứ hai dần xa rời đường lối đấu tranh ...(3)..., thoả hiệp với giai cấp ...(4).... Năm 1914, Quốc tế thứ hai ...(5)... và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Lời giải:
Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế. Từ năm 1895 (sau khi Ăng-ghen qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tế thứ hai dần xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản. Năm 1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Lời giải:
Ghép thông tin theo trình tự sau
1-A, D, E, H, I;
2-B, C, G, H, K.
Câu 16 trang 25 SBT Lịch Sử 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri.
Lời giải:
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri:
+ Công xã Pa-ri ra đời đã giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 17 trang 25 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 10.1, hãy:
a) Cho biết bức hình phản ánh sự kiện lịch sử gì?
b) Trình bày ngắn bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Đây là sự kiện cuộc biểu tình trên đường phố ngày 1-5-1886 của công nhân tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ).
♦ Yêu cầu b) Bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện:
- Bối cảnh: Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ phát triển nhanh; mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giới chủ diễn ra,...
- Nội dung: Ngày 1-5-1886, khoảng 400 000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực, buộc giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ,...
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân; cổ vũ phong trào công nhân ở các thành phố khác tại nước Mỹ và trên thế giới; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào công nhân quốc tế; ngày 1-5 về sau trở thành ngày Quốc tế lao động,...
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
I. Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu => giai cấp công nhân ra đời.
- Công nhân có nguồn gốc từ nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ,... Do bị mất ruộng đất, bị bắt,..., họ trở thành người làm thuê trong các công xưởng, nhà máy.
- Vì bị giới chủ áp bức, bóc lột và phải làm việc cực nhọc, công nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản với hình thức ban đầu là đập phá máy móc.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất làm cho giai cấp công nhân ngày càng đông đảo hơn.
- Những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng phát triển về lực lượng và trưởng thành về nhận thức.
II. Những hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Năm 1841, Các Mác bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ về triết học.
- Các Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với các báo có khuynh hướng cách mạng. Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, ông sang Pa-ri (Pháp) tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng.
- Phri-đrích Ăng-ghen sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Năm 1842, ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu về giai cấp công nhân. Ông đã công bố nhiều công trình khoa học về giai cấp công nhân Anh.
III. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1. Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất
- Giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhiều nước.
- Tháng 6-1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa.
- Năm 1848 – 1849, công nhân và thợ thủ công Đức cũng nhiều lần nổi dậy chống lại giới chủ. Tháng 9-1864, công nhân tham gia mít tinh tại Luân Đôn (Anh),...
- Ngày 28-9-1864, tại Luân Đôn (Anh), Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập với nhiệm vụ:
+ Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cho phong trào công nhân và truyền bá học thuyết Mác,
+ Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển.
- Trong quá trình tồn tại, Quốc tế thứ nhất có sự phân hoá về tư tưởng và đường lối hoạt động.
=> Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.
2. Công xã Pa-ri (1871)
a) Sự ra đời của Công xã Pa-ri
- Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu, yêu cầu thiết lập nền cộng hoà và bảo vệ “Tổ quốc trong hoàn cảnh đang lâm nguy”.
- Tháng 9-1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng lại đầu hàng, đồng ý cho quân Phổ tiến vào Pa-ri.
=> Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt.
- Để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
- Ngày 18-3-1871, quần chúng chiếm được các cơ quan Chính phủ, nhà ga, toà Thị chính,... Quân của Chính phủ tư sản do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri.
=> Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới – Chính phủ lâm thời.
- Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
b) Chính sách của Công xã Pa-ri
- Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
- Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước; quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri,...
c) Ý nghĩa lịch sử
- Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là nhà nước kiểu mới.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp
- Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
3. Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1871 đến đầu thế kỉ XX, Quốc tế thứ hai
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các nước Âu – Mỹ.
- Ngày 1-5-1886, khoảng 400 000 công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mỹ) đình công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực buộc giới chủ phải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ.
- Năm 1889, công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn. Năm 1893, đại biểu công nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội,...
- Ngày 14-7-1889, tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.
- Từ năm 1889 đến năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.
- Từ năm 1895 (sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tế thứ hai dần xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản,...
- Năm 1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.