Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 5: Một li sữa
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ: nêu được
Phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt
được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu
được nội dung bài đọc: Bác sĩ Ke-ly 43 cứu chữa và trả viện phí giúp cô gái đã cho mình một li sữa khi ông còn là cậu bé bán hàng rong nghèo khổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương cùng sự sẻ chia, gíup đỡ lẫn nhau có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc, sống có ý nghĩa và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
- Tìm và biết cách sử dụng tính từ chỉ đặc điểm để viết câu.
- Nhận diện và viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc.
- Tìm được thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nội dung câu chuyện “Một li sữa”.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Bảng phụ ghi đoạn 1.
- Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện BT luyện từ và câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGa. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi để kể về một lần giúp đỡ người khác hoặc được người khác giúp đỡ. - GV tổ chức cho HS phỏng đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. - GV giới thiệu cho HS bài mới, GV ghi tên bài mới “Một li sữa”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCHoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện- GV đọc mẫu cho HS nghe: Phân biệt giọng người dẫn chuyện và giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: thông thả, trầm ấm, nhấn giọng ở những từ ngữ tả hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật. + Giọng cậu bé Ke – ly: chân thành. + Giọng cô bé: trong trẻo, vui tươi, thân thiện. + Giọng cô gái ở cuối truyện: xúc động, nghẹn ngào. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Một số từ khó: cồn cào, lóe, Hao - ớt Ke-ly. + Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:Sau thời gian dài điều trị,/ cô gái khỏi bệnh.// Trước khi tờ hóa đơn thanh toán viện phí/ được chuyển đến cô,/ bác sĩ Ke – ly đã viết gì đó/ vào góc phía dưới.// Cô gái lo sợ/ không dám mở ra/ vì nghĩ mình khó mà trả hết được số tiền này.// |
- HS hoạt động nhóm. - HS thực hiện theo hướng dẫn.- HS chia sẻ.- HS lắng nghe, tiếp thu.- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 5: Một li sữa.
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chia sẻ được những điều hiểu biết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đầu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, sẻ chia yêu thương, hỗ trợ chiến sĩ và người dân ở hải đảo của Tổ quốc.
- Biết cùng bạn thảo luận để tìm giải pháp hỗ trợ một HS có hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương.... dựa vào gợi ý.
- Viết được bài văn thuật lại một việc tốt.
- Trao đổi được với bạn về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh phát động.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Video, clip, hình ảnh của hoạt động của Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Trong 8 năm qua “ đến “trên đảo”.
- Video clip, hình ảnh hoạt động của phong trào thể hiện truyền thống “Tương thân tương ái” do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về những điều biết được về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. - GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa cho HS quan sát thêm sau khi HS chia sẻ trong nhóm nhỏ. - GV tổ chức chức HS phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 6: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc