Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều 2024): Bài tiết và cân bằng nội môi

3.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

I. Bài tiết

1. Khái niệm, vai trò của bài tiết

Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan tham gia bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi. Bài tiết giúp thải độc cho cơ thể và duy trì cân bằng nội môi.

2. Vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi

2.1. Vai trò của thận trong bài tiết

- Thận là nơi diễn ra quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc khỏi cơ thể.

- Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận (đơn vị thận) (hình 10.1). Mỗi quả thận ở người có khoảng 1 triệu nephron. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận.

- Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu. Thành phần của nước tiểu đầu tương tự thành phần của máu nhưng không có tế bảo máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 – 80 Ã (như protein).

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều): Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 1)

Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 – 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành. Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng dái và thải ra ngoài qua ống đái.

2.2. Vai trò của thận trong cân bằng nội môi

- Thận tham gia vào điều hoà thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể.

- Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích cơ động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành. Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tiết hormone aldosterone, aldosterone kích thích tăng tái hấp thụ Na+ và nước, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả là thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường. Áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích tiết hormone ADH. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu, từ đó làm giảm áp suất thẩm thấu của máu (hình 10.3).

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều): Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 1)

3. Một số bệnh liên quan đến bài tiết 

Nguyên nhân và cách điều trị một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu được thể hiện ở bảng 10.2.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều): Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 1)

II. Cân bằng nội môi

1. Khái niệm

- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể động vật, là môi trường giúp tế bảo thực hiện quá trình trao đổi chất. Môi trường trong cơ thể bao gồm huyết tương, dịch mô (dịch giữa các tế bào), dịch bạch huyết.

- Những điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể (nhiệt độ, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, thành phần chất tan,...) dao động quanh một giá trị nhất định gọi là cân bằng động nội môi. Nếu những tính chất lí, hoa này biến động vượt ra ngoài giới hạn cân bằng động sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá máu là cần thiết để phát hiện kịp thời tình trạng mất cân bằng nội môi, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh và hoặc chữa trị các bệnh liên quan ngay từ giai đoạn sớm.

2. Cơ chế điều hoà cân bằng nội môi

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều): Bài tiết và cân bằng nội môi (ảnh 1)

- Thành phần, tính chất môi trường trong có thể bị biến động và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trọng cơ thể (hình 10.4)

- Khi chỉ số môi trường trong bị mất cân bằng, cơ thể có cơ chế điều hoà với sự tham gia của hệ thần kinh, hệ nội tiết theo cơ chế liễn hệ ngược. Cơ chế đó diễn ra như sau: sự mất cân bằng một giá trị môi trường trong sẽ tác động lên thụ thể tương ứng. từ đó tác động lên trung khu điều hoà (thần kinh và hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

 Câu 1: Thận có vai trò như thế nào trong việc duy trì cân bằng nội môi? 

A. Thận điều hòa cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. 

B. Thận tham gia điều hòa thể tích máu và huyết áp, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi. 

C. Thận duy trì ổn định pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ HCO3- từ dịch lọc trở về máu. 

D. Tất cả đáp án trên. 

Đáp án đúng là: D

Thận tham gia vào điều hòa thể tích máu, huyết áp, pH, áp suất thẩm thấu, qua đó giúp duy trì cân bằng nội môi của cơ thể. 

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của máu? 

A. Thận duy trì áp suất thẩm thấu của máu thông qua điều hòa hàm lượng nước và muối trong cơ thể.

B. Áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ kích thích tiết hormone ADH.

C. Hormone ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp.

D. Hormone ADH kích thích co động mạch tới tận, tăng lượng nước tiểu tạo thành và giảm lượng nước trong máu.

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Hormone ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu → giảm áp suất thẩm thấu của máu. 

Câu 3: Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.

B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng.

C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.

D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm

Đáp án đúng là: A

Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến hiện tượng áp suất thẩm thấu máu tăng và huyết áp giảm.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường tiết niệu là do 

A. uống ít nước, chế độ ăn nhiều muối hoặc tác dụng phụ của thuốc.

B. nhiễm virus, vi khuẩn và nấm.

C. thận bị tổn thương do tai nạn, sỏi thận hoặc ung thư.

D. Tất cả các nguyên nhân trên. 

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường tiết niệu là do nhiễm virus, vi khuẩn và nấm.

Câu 5: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi diễn ra theo trình tự nào sau đây? 

A. Kích thích → Trung khu điều hòa → Thụ thể   → Cơ quan trả lời.

B. Kích thích → Cơ quan trả lời → Thụ thể → Trung khu điều hòa.

C. Kích thích → Thụ thể → Trung khu điều hòa → Cơ quan trả lời. 

D. Kích thích → Thụ thể → Cơ quan trả lời → Trung khu điều hòa.

Đáp án đúng là: C

Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi diễn ra theo trình tự: Kích thích → Thụ thể → Trung khu điều hòa → Cơ quan trả lời. 

Câu 6: Các cơ quan tham gia bài tiết gồm

A. thận, dạ dày, xương và da.  

B. thận, ruột non, ruột già và da.  

C. thận, gan, da và phổi.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Đáp án đúng là: C

Các cơ quan tham gia bài tiết gồm: thận, gan, da và phổi.

Câu 7: Quá trình lọc ở cầu thận là  

A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.

B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.

C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,

D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.  

Đáp án đúng là: A

Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.

Câu 8: Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại 

A. bể thận. 

B. ống thận.

C. bàng quang.

D. niệu đạo. 

Đáp án đúng là: B

Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận.  

Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?

A. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn là: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận.

B. Nước tiểu đầu được hình thành ở giai đoạn tiết ở ống thận.

C. Các chất dinh dưỡng, chất cần thiết ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận.

D. Nơi diễn ra quá trình bài tiết một số chất thải như urea, NH3, K+ là ống thận. 

Đáp án đúng là: B

B – Sai. Nước tiểu đầu được hình thành ở giai đoạn lọc ở cầu thận.

Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu? 

A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.

B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.

C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.

D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.

Đáp án đúng là: A

Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. 

B – Sai. Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 – 180 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.

C – Sai. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, nhưng không có các tế bào máu và protein huyết tương.

D – Sai. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống đái.

Câu 11: Điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan giúp đưa giá trị môi trường trong trở về trạng thái bình thường là chức năng của 

A. thụ thể.

B. trung khu tiếp nhận kích thích.

C. cơ quan trả lời.

D. trung khi điều hòa (thần kinh, thể dịch).

Đáp án đúng là: D

Điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan giúp đưa giá trị môi trường trong trở về trạng thái bình thường là chức năng của trung khi điều hòa (thần kinh, thể dịch).

Câu 12: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Để điều hòa lượng glucose trong máu, cơ thể không thực hiện phản ứng nào sau đây? 

A. Tuyến tụy tăng tiết insulin.

B. Gan phân giải glycogen thành glucose đưa vào máu.

C. Tế bào cơ thể tăng nhận glucose.

D. Gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. 

Đáp án đúng là: B

Khi nồng độ glucose trong máu tăng, tuyến tụy sẽ tăng tiết insulin, kích thích tế bào hấp thụ glucose, gan tăng nhận và chuyển hóa glucose thành dạng glycogen dự trữ, làm nồng độ glucose máu giảm xuống → B sai.

Câu 13: Tại sao những bệnh nhân bị suy thận nặng nếu không được ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo có thể dẫn đến tử vong? 

A. Do bệnh nhân này không thải được khí CO2, dẫn đến khí CO2 tích tụ gây ngộ độc.

B. Do không thải được các chất độc hại, gây rối loạn chức năng tế bào, hủy hoại tế bào, cơ quan.  

C. Do thận của họ bài tiết tất cả các chất trong máu, kể cả chất dinh dưỡng.

D. Do máu của họ không chảy qua thận nữa, máu không được lọc và tích tụ chất độc hại.   

Đáp án đúng là: B

Những bệnh nhân bị suy thận nặng nếu không được ghép thận hoặc chay thận nhân tạo có thể dẫn đến tử vong do thận đã tổn thương nghiêm trọng, chức năng giảm thấp. Dẫn đến không thải được các chất độc hại, gây rối loạn chức năng tế bào, hủy hoại tế bào, cơ quan.   

Câu 14: Những điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị cân bằng nhất định gọi là

A. cân bằng áp suất thẩm thấu.  

B. cân bằng nội môi.

C. cân bằng độ pH.

D. cân bằng huyết áp.

Đáp án đúng là: B

Những điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị cân bằng nhất định gọi là cân bằng nội môi.

Câu 15: Trong nước tiểu chính thức của một người có nồng độ glucose cao thì người đó có khả năng mắc bệnh nào sau đây?

A. Bệnh thừa hormone insulin. 

B. Bệnh sỏi thận.

C. Bệnh viêm đường tiết niệu.

D. Bệnh đái tháo đường.

Đáp án đúng là: D

Trong nước tiểu chính thức của một người có nồng độ glucose cao thì người đó có khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Câu 16: Nội môi là?

A. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, huyết thanh và hồng cầu

B. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô

C. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô

D. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô

Câu 17: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự: Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 18: Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:

A. Liên hệ ngược.

B. Vòng tuần hoàn.

C. Hệ nội tiết.

D. Môi trường nội môi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh  tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Lý thuyết Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi

Lý thuyết Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Lý thuyết Bài 12: Cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết Bài 13: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài 14: Tập tính ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá