Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Phần 1. 13 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Câu 1. Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa
A. chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý
B. giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.
C. đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.
D. chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.
Đáp án đúng là: A
Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Đáp án đúng là: D
- Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,... có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội.
Câu 3. Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?
- Trường hợp 1. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp B luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.
- Trường hợp 2.Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp C quyết định bán phá giá sản phẩm của mình với giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- Trường hợp 3.Công ty T tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 4.Tổng công ty may H đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
A. Doanh nghiệp B (trong trường hợp 1).
B. Doanh nghiệp C (trong trường hợp 2).
C. Công ty T (trong trường hợp 3).
D. Công ty H (trong trường hợp 4).
Đáp án đúng là: D
Công ty H (trong trường hợp 4) có hành vi cạnh tranh lành mạnh, vì đã thực hiện hoạt động cạnh tranh thông qua việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng lực sản xuất của bản thân.
Câu 4. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Đáp án đúng là: A
- Xâm phạm bí mật kinh doanh là biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 5. Nội dung nào sau đây sai khi bàn về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh?
A. Là những hành vi trái với quy định của pháp luật.
B. Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác.
C. Phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh.
D. Tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến xã hội.
Đáp án đúng là: C
- Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,... có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội.
Câu 6. Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa được gọi là
A. Cạnh tranh.
B. Đấu tranh.
C. Đối đầu.
D. Đối kháng.
Đáp án đúng là: A
- Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế:
+ Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
+ Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
+ Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 8. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để
A. giành giật những điều kiện thuận lợi trong xản xuất.
B. được lợi ích từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
C. mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn.
D. mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
Đáp án đúng là: D
- Trong nền kinh tế thị trường:
+ Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.
+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
Câu 9. Giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình - đó là sự cạnh tranh giữa những chủ thể nào?
A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Giữa người tiêu dùng với nhau.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Đáp án đúng là: A
- Trong nền kinh tế thị trường:
+ Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.
+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
A. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Đáp án đúng là: A
- Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường:
+ Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để giành được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
+ Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
+ Nhờ có cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả, cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Câu 11. Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
- Trường hợp 1.Công ty D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 2.Công ty M luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3.Tổng công ty may V đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
A. Công ty D (trong trường hợp 1).
B. Công ty M (trong trường hợp 2).
C. Tổng công ty may V (trong trường hợp 3).
D. Doanh nghiệp A, công ty M và công ty V.
Đáp án đúng là: A
Công ty D có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì đã tìm mọi cách để đánh cắp bí mật kinh doanh của đối thủ.
Câu 12. Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
A. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
B. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Cạnh tranh là phải sử dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ.
D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Đáp án đúng là: D
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để giành được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
Câu 13. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
A. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế.
B. Là sự hợp tác, giúp đỡ giữa các chủ thể kinh tế.
C. Chỉ diễn ra giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Chỉ diễn ra sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất.
Đáp án đúng là: A
- Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.
- Trong nền kinh tế thị trường:
+ Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.
+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.
2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
- Cạnh tranh thường xuyên diễn ra do:
+ Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung trên thị trường tăng lên làm cho các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh, tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường.
+ Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
- Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.
3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế
- Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển: tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, phân bổ linh hoạt các nguồn lực, hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
4. Cạnh tranh không lành mạnh
- Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,... có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội.
- Do đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần bị phê phán, lên án và ngăn chặn.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trắc nghiệm Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường