Lý thuyết KTPL 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2024): Lạm phát trong kinh tế thị trường | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

3 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

1. Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Lạm phát khiến giá cả hàng hóa tăng liên tục (minh họa)

2. Các loại hình lạm phát

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

- Dựa vào tỉ lệ lạm phát, có các loại hình lạm phát sau:

+ Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số);

+ Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1 000% (lạm phát 2 hay 3 con số);

+ Siêu lạm phát: từ 1 000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên).

3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.

- Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá cả của hầu hết hàng hoá, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.

- Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

4. Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội

- Đối với nền kinh tế:

+ Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất;

+ Gia tăng tình trạng thất nghiệp;

- Đối với xã hội:

+ Thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn;

+ Phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Lạm phát khiến đồng tiền trở nên mất giá trị so với thời điểm trước

5. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

- Vai trò kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước được thể hiện qua

+ Chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh: giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường;

+ Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: bảo đảm mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất;

+ Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.

+ Tăng cường chính sách an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp bàn về các giải pháp

ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Câu 1. Mức độ lạm phát vừa phải sẽ

A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. không có tác động gì tới nền kinh tế.

C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Đáp án đúng là: C

- Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 2. Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi

A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).

B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.

D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Đáp án đúng là: B

Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3. Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.

C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.

D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.

Đáp án đúng là: A

Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.

Câu 4. Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?

A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.

B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

C. Giảm mức cung tiền.

D. Tăng thuế.

Đáp án đúng là: A

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

Câu 5. Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?

A. Tăng chi tiêu ngân sách.

B. Thu hút vốn đầu tư.

C. Tăng thuế.

D. Giảm thuế.

- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định”.

A. Tăng trưởng.

B. Lạm phát.

C. Khủng hoảng.

D. Suy thoái.

Đáp án đúng là: B

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

Câu 7. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng

A. lạm phát vừa phải.

B. lạm phát kinh niên.

C. siêu lạm phát.

D. lạm phát nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: C

- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại là:

+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.

+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 8. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Năm 1985, Việt Nam tiến hành đổi tiền theo Quyết định số 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985. Sau cuộc đổi tiền, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao: CPI năm 1986 tăng lên 114,7%, năm 1987 là 323,1% , năm 1988 là 393%.

Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 1988.

A. Lạm phát vừa phải.

B. Lạm phát phi mã.

C. Siêu lạm phát.

D. Lạm phát nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).

Câu 9. Tình trạng lạm phát không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Chi phí sản xuất tăng cao.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Đáp án đúng là: C

- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

+ Chi phí sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế,…) tăng cao.

+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Câu 10. Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp sau:

Trường hợp. Ga đình anh A là hộ chăn nuôi lợn thịt, trước đây, việc nuôi lợn thịt mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên gia đình anh A đang đối mặt với thua lỗ.

A. Chi phí sản xuất tăng cao.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.

C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.

D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.

Đáp án đúng là: A

- Nguyên nhân dẫn đến lạm phát được đề cập trong đoạn trường hợp trên là: Chi phí sản xuất tăng cao.

Câu 11. Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần

A. giảm thuế.

B. giảm mức cung tiền.

C. giảm lãi suất tiền gửi.

D. tăng chi tiêu ngân sách.

Đáp án đúng là: B

Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần giảm mức cung tiền.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.

D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.

Đáp án đúng là: B

Tình trạng lạm phát tăng cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá trong khi mức lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên => người gửi tiền bị thiệt.

Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.

Đáp án đúng là: A

Lạm phát là do mức giá chung của nền kinh tế tăng chứ không phải do một vài loại hàng hóa tăng.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá