Công thức về cơ chế di truyền và biến dị hay, chi tiết

369

Việc nhớ chính xác một công thức Sinh học lớp 12 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, Tailieumoi.vn biên soạn bản tóm tắt Công thức về cơ chế di truyền và biến dị hay, chi tiết đầy đủ, chi tiết. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức môn Sinh học để tự tin bước vào kì thi THPT Quốc gia.

Công thức về cơ chế di truyền và biến dị hay, chi tiết

PHẦN VI. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

I. Lai một cặp tính trạng

* Các bước làm bài tập lai:

- Xác định trội, lặn.

- Quy ước gen.

- Xác định kiểu gen của P

- Viết sơ đồ lai.

- Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.

1. Từ kiểu gen và kiểu hình ở P → kiểu gen và kiểu hình ở đời con.

2. Từ kiểu hình ở đời con → Kiểu gen và kiểu hình ở P

→ Con lai có kiểu hình khác so với P thì kiểu hình đó là tính trạng lặn.

3. Từ tỉ lệ kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình P

- F1 đồng tính → P thuần chủng, tương phản (AA x aa)

- F1 (1 : 1) → Đây là kết quả của phép lai phân tích mà cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa x aa )

→ Tỉ lệ (1:1) →Có 2 tổ hợp. Vậy = 2 gt x 1 gt → (Aa x aa)

- F1 (3 : 1) → P đều dị hợp (Aa x Aa)

→ Tỉ lệ (3 : 1) → có 4 tổ hợp → ♂ 2 gt  × ♀ 2 gt → (Aa x Aa)

- F1 đồng tính trung gian → P thuần chủng tương phản và cá thể mang tính trạng trội là trội không hoàn toàn.

- F1 (1 : 2 : 1) → P đều dị hợp và cá thể mang tính trạng trội là trội không hoàn toàn.

II. Lai hai cặp tính trạng

1. Từ kiểu gen và kiểu hình ở P → kiểu gen và kiểu hình ở P.

2. Từ số lượng kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình ở P

- Xét từng cặp tính trạng:

- Thống kê số liệu thu được và đưa về tỉ lệ

- Xác định trội - lặn.

- Quy ước gen.

- Xác định kiểu gen của từng cặp.

- Xác định kiểu gen của P

- Viết sơ đồ lai.

3. Từ tỉ lệ kiểu hình ở đời con → kiểu gen và kiểu hình P

- F1 (9 : 3 : 3 : 1) → 16 tổ hợp → 4gt × 4 gt . Để cho 4 loại giao tử → dị hợp 2 cặp gen ( AaBb ) → ( AaBb × AaBb )

→ (9 : 3 : 3 : 1) → (3 : 1) x (3 : 1) → (Aa × Aa) × (Bb × Bb) → (AaBb × AaBb)

- F1 (3 : 3 : 1 : 1) → 8 tổ hợp → 4gt x 2gt → (AaBb × Aabb) hay (AaBb × aaBb)

→ (3 : 3 : 1 : 1) → (3 : 1) × (1 : 1) → (Aa × Aa) × ( Bb × bb) → (AaBb × Aabb)

- F1(1 : 1 : 1 : 1) → Đây là kết quả của phép lai phân tích mà cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp 2 cặp tính trạng → (AaBb × aabb)

→ (1 : 1 : 1 : 1) → (1 : 1) × (1 : 1) → (Aa × aa) × (Bb × bb) × (AaBb × aabb)

→ (1 : 1 : 1 : 1) → 4 tổ hợp → 2gt × 2gt → Tuỳ vào kiểu hình ở P

→ (1 : 1 : 1 : 1) → 4 tổ hợp → 4gt × 1gt → (AaBb × aabb)

III. Di truyền liên kết

Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con mỗi tính trạng là 3 : 1 mà có hai tính trạng vẫn là 3 : 1 → Chứng tỏ mỗi tính trạng đều có kiểu gen dị hợp, 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn trên 1 NST.

Công thức về cơ chế di truyền và biến dị hay, chi tiết

Xem thêm các công thức Sinh học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết

Tổng hợp Công thức về ADN đầy đủ, chi tiết

Công thức về Cấu trúc ARN hay, chi tiết

Công thức về cơ chế tổng hợp ARN hay, chi tiết

Tổng hợp Công thức về ARN đầy đủ, chi tiết

Công thức về Protein (tính số bộ ba mật mã, số axit amin, số liên kết peptit)

Công thức về cơ chế tổng hợp Protein hay, chi tiết

Tổng hợp Công thức về Protein đầy đủ, chi tiết

Công thức về cơ chế di truyền và biến dị hay, chi tiết

Đánh giá

0

0 đánh giá