Giáo án Lịch sử 8 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024): Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Lịch sử 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân

-Trình bày được một số hoạt động chính của C. Mac, Ph.Angghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Trình bày được những nét chính về Công xã Pa- ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ( phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản, …)

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Sưu tầm được các tài liệu về C.Mác, Ph. Ăng- ghen, V.I.Lê- nin, Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ 2; về Công xã Pa-ri.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Phân tích được các sự kiện cơ bản của bài bằng phương pháp tư duy lịch sử.

3. Phẩm chất

+ Chăm chỉHS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

+ Trách nhiệmHS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án, PHT

- Máy tính, máy chiếu

- Tranh ảnh về các phong trào đấu tranh của công nhân thế giới, về các lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới như C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê- nin.

2. Học sinh

Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh xem Hình 11.1 và Hình 11.2

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về  C.Mác và Ph. Ăng – ghen, nội dung tuyên ngôn của Đảng cộng sản

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình

Giáo án Lịch sử 8 Bài 11 (Kết nối tri thức 2023): Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học (ảnh 1) 

   Quan sát kênh hình, hãy chia sẻ hiểu biết của em về các nhân vật cũng như những sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật và tác phẩm đó?

  Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Đưa đến sự ra đời của giai cấp công nhân và trở thành lực lượng chính trong các cuộc cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự thành lập Công xã Pa-ri – Mô hình nhà nước của giai cấp vô sản trên thế giới.     

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

a. Mục tiêu: Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

b. Nội dung: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nước tư bản, sự ra đời của giai cấp công nhân – trở thành giai cấp cơ bản trong xã hội

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

1. Cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động như thế nào đối với kinh tế và xã hội?

2. Tại sao ngay từ khi vừa mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại tư bản chủ nghĩa?.

3. Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân

Nhiệm vụ 2:

1. Giáo viên cho HS thảo luận nhóm bàn: Quan sát và tìm hiểu nội dung kênh hình 11.3 /48 và giải thích:  Tại sao phong trào Hiến chương ở Anh năm 1848 lại được coi là phong trào đấu tranh mang tính chính trị của giai cấp công nhân Anh? Kết quả phong trào đó như thế nào? Ý nghĩa của phong trào?

2. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân trong giai đoạn này?

 

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.  GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ 1

1. Cuộc cách mạng công nghiệp đã có tác động như thế nào đối với kinh tế và xã hội?

- CMCN đã chuyển xã hội loài người từ nền văn minh nông sang nền văn minh công nghiệp:

+ Kinh tế: Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện

Xã hội: Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất, ra thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp => Trở thành giai cấp công nhân trong xã hội

2. Tại sao ngay từ khi vừa mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại tư bản chủ nghĩa?.

- Giai cấp công nhân bị giai cấp tư bản áp bức, bóc lột nặng nề: Lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, lương thấp, điều kiện ăn ở tồi tàn. Nơi sản xuất nóng bức-mùa hè, lạnh giá- mùa đông, môi trường ô nhiễm, đặc biệt ở các xưởng dệt bông có nhiều bụi rất hại phổi. Sức khoẻ cn giảm sút nhanh chóng, nhất là phụ nữ, trẻ em mắc nhiều bệnh hiểm nghèo: đau xương sống, chân đi vòng kiềng…chết yếu hoặc tuổi thọ thấp không quá 40 tuổi.

3. Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân

- Đập phá máy móc, bãi công, biểu tình…

- Nhiệm vụ 2:

1. Quan sát, tìm hiểu kênh hình 11.3 và giải thích: Trong quá trình đấu tranh giai cấp công nhân ở Anh nhận thấy sự đoàn kết có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế mà cả về chính trị. Phong trào hiến chương ở Anh do Hội công nhân Luân Đôn tổ chức đòi quyền bầu cử quốc hội theo lối phổ thông đầu phiếu và bình đẳng. Bản kiến nghị với hơn 5 triệu chữ kí được 20 công nhân  khiêng trong chiếc hòm to, theo sau là hàng ngàn người =>gửi lên Nghị Viện -.Nhân dân chào đón hân hoan nhưng nghị viện không  chấp nhận.

=>Chứng tỏ phong trào  có tính quần chúng  rộng rãi, tính tổ chức và mục đích chính trị rõ nét.

2. Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân trong giai đoạn này?

-Phong trào công nhân đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân  Quốc tế =>tạo điều kiện cho lí luận cách mạng ra đời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

1. Tìm hiểu sự ra đời của giai cấp công nhân

 

- CMCN đã chuyển xã hội loài người từ nền văn minh nông sang nền văn minh công nghiệp:

 

* Kinh tế: Thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện

 

* Xã hội:

             - Giai cấp nông dân bị mất ruộng đất, ra thành thị làm thuê trong các hầm mỏ, xí nghiệp => Trở thành giai cấp công nhân trong xã hội

             - Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột => mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc

 

=>Trong những năm 30-40 giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thức cách mạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học.

Xem thêm các bài giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Giáo án Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo án Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Giáo án Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Giáo án Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Để mua Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá