Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 18 (Cánh diều): Vương quốc Chăm-Pa

1.3 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa

Câu 1 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng

A. cuối thế kỉ II TCN. 

B. đầu thế kỉ I. 

C. cuối thế kỉ II. 

D. thế kỉ III.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp (về sau đổi quốc hiệu thành Chăm-pa).

Câu 2 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là

A. Phù Nam. 

B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp. 

D. Tượng Lâm. 

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp. Đến khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp đổi thành Chăm-pa.

Câu 3 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. du lịch biển. 

B. thủ công nghiệp. 

C. chế tác kim hoàn.

D. nông nghiệp trồng lúa nước.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 4 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính nào

A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công. 

B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ. 

C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ. 

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính là: Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

Câu 5 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa?

A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.

B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn. 

C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,...).

D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam).

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung đáp án B không phản ánh đúng thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa, vì: trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, được gọi là chữ Chăm cổ.

Câu 6 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6: Quan sát hình ảnh và cho biết đây là thành tựu văn hoá nào của cư dân Chăm-pa. Hãy viết một đoạn (2 – 3 dòng) về thành tựu văn hoá này.

Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa

Lời giải:

- Hình 18.1 phản ánh về nghệ thuật điêu khắc đá của cư dân Chăm-pa.

- Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật điêu khắc đá của Chămpa:

+ Điêu khắc đá Chăm-pa có 2 loại hình chính là: phù điêu và tượng. 

+ Chủ đề chính trong các tác phẩm điêu khắc là: thần voi, sư tử, chim thần Garuda, Vũ nữ Apxara, thần Visnu, thần Siva… 

Nghệ thuật điêu khắc cổ Champa tiếp nhận ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ khá mạnh mẽ.

+ Hiện nay các tác phẩm điêu khắc đá của cư dân Chăm-pa được trưng bày tại bảo tàng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 7 trang 36 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. Em ấn tượng với thành tựu văn hóa nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

* Một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay:

- Đền, tháp chăm (khu Thánh địa Mỹ Sơn).

- Nghệ thuật tạo hình, ví dụ: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu…

* Thành tựu văn hóa em ấn tượng nhất là: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, vì:

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá