Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.
Lịch sử lớp 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy
a. Sự phát hiện ra kim loại
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.
- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
b. Chuyển biến về kinh tế
- Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
- Năng suất lao động tăng.
- Tạo ra sản phẩm dư thừa.
2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
- Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy
- Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu, như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun:
+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.
+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến.
- Đến cuối thời nguyên thủy, địa bàn cư trú của con người được mở rộng.
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
Câu 1. Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
A. 3.000 năm trước.
B. 4.000 năm trước.
C. 5.000 năm trước.
D. 6.000 năm trước.
Đáp án: B
Lời giải: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4.000 năm trước)
Câu 2. Người nguyên thủy đã lần lượt sử dụng các kim loại nào để chế tác công cụ lao động?
A. Đồng đỏ => đồng thau => sắt.
B. Sắt => đồng đỏ => đồng thau.
C. Đồng thau => đồng đỏ => sắt.
D. Đồng đỏ => sắt => đồng thau.
Đáp án: A
Lời giải: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người đã bắt đầu phát hiện và chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
Câu 3. Công cụ lao động được làm từ nguyên liệu nào dưới đây đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp?
A. Đá.
B. Nhựa.
C. Gỗ.
D. Kim loại.
Đáp án: D
Lời giải: Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp (trang 23/SGK)
Câu 4. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
A. Công cụ đồ đá được con người sử dụng phổ biến.
B. Người tối cổ phát minh ra lửa.
C. Sự xuất hiện của công cụ kim khí
D. Người tinh khôn chế tạo ra cung tên, mũi lao.
Đáp án: C
Lời giải: Sự ra đời của công cụ kim khí đã giúp con người khai phá được những vùng đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, số sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà đã có sự dư thừa. Một số người đứng đầu thị tộc, bộ lạc lợi dụng quyền lực và địa của mình đã chiếm đoạt số sản phẩm dư thừa đó, dần dần họ trở nên giàu có hơn những người còn lại. Nguyên tắc công bằng bị phá vỡ đã dẫn tới xã hội nguyên thủy dần tan rã.
Câu 5. Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa được phân chia như thế nào?
A. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.
B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
C. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa
Đáp án: A
Lời giải: Trong xã hội nguyên thủy, những người đứng đầu các thị tộc, bộ lạc lợi dụng địa vị và quyền lực của mình đã chiếm đoạt một phần của cải của chung (sản phẩm lao động dư thừa thường xuyên) thành của riêng => Tư hữu xuất hiện.
Câu 6. Con người đã biết chế tạo công cụ lao động bằng sắt vào khoảng thời gian nào?
A. Cuối thiên niên kỉ I – đầu thiên niên kỉ II TCN.
B. Cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Đáp án: B
Lời giải: Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người đã biết chế tạo công cụ lao động bằng sắt (trang 23/SGK)
Câu 7. Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hoá khảo cổ nào?
A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.
D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.
Đáp án: B
Lời giải:
- Văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun ở khu vực Bắc Bộ
- Văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực Trung Bộ
- Văn hoá Đồng Nai ở khu vực Nam Bộ
=> Đáp án B
Câu 8. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ II TCN.
B. Thiên niên kỉ III TCN.
C. Thiên niên kỉ IV TCN.
D. Thiên niên kỉ V TCN.
Đáp án: C
Lời giải: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người đã bắt đầu phát hiện và chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ (trang 23/SGK)
Câu 9. Kim loại đầu tiên mà con người phát hiện được là
A. sắt.
B. đá.
C. đồng đỏ.
D. đồng thau.
Đáp án: C
Lời giải: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người đã bắt đầu phát hiện và chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
Câu 10. Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hoá nào?
A. Văn hoá Hoà Bình.
B. Văn hoá Phùng Nguyên.
C. Văn hoá Đồng Đậu.
D. Văn hoá Bắc Sơn.
Đáp án: B
Lời giải: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hoá Phùng Nguyên (trang 24/SGK)
Câu 11. Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy là gì?
A. Làm đồ gốm và đúc đồng.
B. Phát minh ra lửa và thuật luyện kim.
C. Trồng trọt và chăn nuôi.
D. Phát hiện ra kim loại và sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải:
- Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn thúc đẩy sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.
- Sự ra đời của nền nông nghiệp, tuy còn sơ khai những đã giúp con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, con người đã có thể tự tạo ra sản phẩm (nguồn thức ăn) để nuôi sống chính mình. Từ đây, con người bắt đầu sống định cư trên những địa bàn nhất định.
Câu 12. Hệ quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim loại là
A. khai khẩn được đất bỏ hoang.
B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. duy trì, củng cố quan hệ “công bằng, bình đẳng” trong xã hội.
D. tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
Đáp án: D
Lời giải: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã góp phần làm tăng năng suất lao động. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ nuôi sống mà con người còn có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. Sản phẩm dưa thừa chính là điều kiện để nảy sinh tư hữu, thúc đẩy sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Vì vậy, đây chính là hệ quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ kim khí.
Câu 13. Sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Giúp con người yên tâm định cư tại các hang động, mái đá.
B. Thúc đẩy sự phát triển của các công cụ lao động bằng đồng.
C. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.
D. Cuộc sống của con người bấp bênh hơn trước.
Đáp án: C
Lời giải: Sản xuất nông nghiệp giúp con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, con người đã có thể tự tạo ra sản phẩm (nguồn thức ăn) để nuôi sống chính mình. Từ đây, con người bắt đầu sống định cư trên những địa bàn nhất định.
Câu 14. Đồ kim khí dần thay thế cho đồ đá trong đời sống người Việt cổ không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Tạo ra những công cụ bền hơn.
B. Sắc bén, có thể khai phá được nhiều vùng rộng lớn.
C. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
D. Thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải: Trong thời kì nguyên thuỷ chưa có sự trao đổi, buôn bán (thương nghiệp)
=> Đáp án D đúng.
Câu 15. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại của người nguyên thuỷ ở Việt Nam?
A. Hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra Nhà nước Âu Lạc.
B. Mở rộng địa bàn cư trú, định cư tại các các vùng đồng bằng ven sông.
C. Biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt.
D. Cuộc sống của con người bớt phụ thuộc vào môi trường tự nhiên.
Đáp án: A
Lời giải:
- Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại:
+ Nhờ có các công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá được, mở rộng địa bàn cư trú.
+ Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên để nuôi sống mình, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. Họ sống định cư lâu dài trên những khu vực nhất định.
- Hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra Nhà nước Âu Lạc thuộc thời kì xã hội có giai cấp và nhà nước => không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại của người nguyên thuỷ ở Việt Nam.
Bài giảng Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy - Cánh diều
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Xã hội nguyên thủy
Lý thuyết Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy
Lý thuyết Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Lý thuyết Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII