Giải SGK Lịch sử 6 Bài 5 (Cánh diều): Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 23 Lịch Sử lớp 6Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.4 và đọc thông tin, hãy:

- Trình bày quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy.

- Nêu vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời nguyên thủy.

Quan sát các hình từ 5.1 đến 5.4 và đọc thông tin, hãy: Trình bày quá trình phát hiện

Lời giải:

* Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:

Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.

- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.

* Vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người ở cuối thời nguyên thủy:

- Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người. Cụ thể là:

+ Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá.

+ Nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi.

+ Đưa tới sự xuất hiện một số ngành sản xuất mới, như: luyện kim (đúc đồng, rèn sắt), đóng thuyền,...

+ Nhờ năng suất lao động tăng lên, con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

Câu hỏi 2 trang 24 Lịch Sử lớp 6: 1. Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy:

- Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người nguyên thủy khi kim loại xuất hiện.

- Cho biết mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có giai cấp có gì khác so với xã hội nguyên thủy.

Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy: Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người

2. Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông thể hiện như thế nào?

Lời giải:

1. * Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của con người khi kim loại xuất hiện:

Công cụ kim loại xuất hiện và ngày càng được sử dụng phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến trong xã hội của con người:

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

* Sự chuyển biến của quan hệ xã hội:

- Trong xã hội nguyên thủy: “công bằng và bình đẳng” được coi là nguyên tắc vàng trong mối quan hệ giữa người với người.

- Trong xã hội có giai cấp: quan hệ công bằng – bình đẳng bị phá vỡ, thay vào đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các giai cấp. 

+ Giai cấp thống trị (những người giàu có) nắm trong tay quyền lực, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Giai cấp bị thống trị (những người nghèo khổ) không được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bị giai cấp thống trị áp bức.

2. - Ở phương Đông, vào cuối thời nguyên thủy, cư dân đã sinh sống và canh tác nông nghiệp vem các dòng sông lớn. Họ thường sống quây quần, gắn bó với nhau để cùng làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương…), cùng sản xuất nông nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, thân thiết => xã hội phân hóa không triệt để.

Câu hỏi 3 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Quan sát các hình từ 5.6 đến 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế Việt Nam cuối thời nguyên thủy có chuyển biến như thế nào?

Quan sát các hình từ 5.6 đến 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế

Quan sát các hình từ 5.6 đến 5.8 và đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế

Lời giải:

- Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu, như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến, nhiều về số lượng và đa dạng, phong phú về chủng loại.

+ Đến cuối thời nguyên thủy, con người đã dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Chuyển biến nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

* Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy:

Chuyển biến về kinh tế:

+ Con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động.

+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã khiến cho: năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…

- Chuyển biến về xã hội:

Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

Mặt khác, sự xuất hiện và sử dụng phổ biến của công cụ kim loại còn dẫn đến sự thay đổi hẳn địa vị xã hội của người đàn ông, vì: nền nông nghiệp (dùng cày, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công…) phát triển => đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông; năng suất lao động của người đàn ông cao hơn so với phụ nữ => sản phẩm do người đàn ông làm ra đã đủ nuôi sống cả gia đình. => Địa vị của người đàn ông trong gia đình dần được xác lập => các gia đình phụ hệ đã xuất hiện, thay thế cho gia đình mẫu hệ. Trong các gia đình phụ hệ, người đàn ông trở thành trụ cột, nắm toàn quyền quyết định các công việc – chính điều này đã nhen nhóm sự bất bình đẳng ngay từ trong mỗi gia đình - “tế bào” của xã hội.

* Lý giải chuyển biến nào là quan trọng nhất:

- Những chuyển biến kinh tế, đặc biệt là việc: con người nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên - chính là chuyển biến quan trọng nhất. Vì đây là tiền đề đưa tới những chuyển biến về mặt xã hội trong đời sống của con người ở thời kì nguyên thủy.

Luyện tập 2 trang 25 Lịch Sử lớp 6: Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy.

Lời giải:

Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:

Về kinh tế: 

+ Con người đã biết sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động; các công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau ngày càng được sử dụng phổ biến và phong phú về chủng loại.

+ Địa bàn cư trú của con người ngày càng được mở rộng, từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá, con người đá dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

- Về xã hội: trong xã hội bước đầu có sự phân hóa, tuy nhiên, sự phân hóa này không triệt để, không sâu sắc.

Vận dụng trang 25 Lịch Sử lớp 6: Kể tên một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy.

Lời giải:

* Một số vật dụng bằng kim loại hiện nay:

Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: xoong, chảo, thìa, nĩa, dao…

- Các công cụ sản xuất (thủ công): liềm, cuốc, xẻng, cày…

- Các loại máy móc/ thiết bị được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác.

* Phát biểu suy nghĩ của bản thân về việc phát hiện ra kim loại ở cuối thời nguyên thủy:

Việc phát hiện và sử dụng phổ biến các công cụ lao động bằng kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của con người ở cuối thời kì nguyên thủy:

Trước khi kim khí xuất hiện:

Công cụ lao động chủ yếu của con người là đá. Hạn chế lớn nhất của công cụ bằng đá là: khó chế tác, kém sắc bén. 

Do công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động của con người rất thấp, mọi thành viên trong công xã thị tộc phải nỗ lực đến mức cao nhất mới có thể tìm kiếm đủ nguồn thức ăn nuôi sống thị tộc.

=> Cuộc sống con người trong công xã thị tộc đòi hỏi phải có sự công bằng và bình đẳng.

- Khi công cụ kim loại xuất hiện và được sử dụng phổ biến:

+ Năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…

Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ (do xuất hiện tình trạng “tư hữu’). Trong xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy

a. Sự phát hiện ra kim loại

Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, tiếp theo là đồng thau.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.

b. Chuyển biến về kinh tế

- Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Năng suất lao động tăng.

- Tạo ra sản phẩm dư thừa.

2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu”, khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

- Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa tiêu biểu, như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Ở thời kì văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun: công cụ lao động bằng đồng thau đã phổ biến.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 : Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy | Cánh diều

- Đến cuối thời nguyên thủy, địa bàn cư trú của con người được mở rộng.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy - Cánh diều

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống