Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 8 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Đề bài: Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 1
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoan, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.
Đề thơ là một phong tục của Trung Quốc xưa, đến đời Đường đã rất thịnh hành. Khách du sơn ngoạn thủy, thăm thú thắng cảnh đền đài, hứng làm thơ, vung bút đề thơ để lưu bút tích và bày tỏ cảm xúc, chí khí của mình. Ta đã biết tương truyền bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Liệu để ở lầu Hoàng Hạc đã làm thơ tiên Lý Bạch bối rối. Hoặc Đề Đô thánh nam trang của Thôi Hộ đề trên cánh của một trang văn vắng bóng người dep. Ở nước ta, tục này cũng thịnh hành, trên nhiều hang động đẹp đều lưu bút tích thi nhân.
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ phóng khoáng, thích thăm thú, du ngoan, cũng thường vung bút đề thơ. Đây là trường hợp hiếm có đối với một người phụ nữ trong xa hội phong kiến. Bài thơ đề nơi nào phải đúng với tình cảm, sự tích nơi đó, xem như cảm nghĩ về nơi được đề.
Sầm Nghi Đống là thái thú đất Diễn Châu, Trung Quốc, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Ông được giao giữ đồn Khương Thượng, Đống Đa. Khi bị quân Tây Sơn đánh, ông không chống cự được nên đã thắt cổ tự tử. Để giữ mối quan hệ bang giao hai nước, Quang Trung cho người Hoa lập miếu thờ Sầm Nghi Đống tại phía sau phố Hàng Buồm ngày nay. Theo sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thì ghi chú có hơi khác: Đống được giao trấn thủ Ngọc Hồi, đồn Ngọc Hồi thất thủ, Đống tự tử. Về sau có đền thờ ở gò láng Ngọc Hồi.
Nhân một dịp đi qua, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ này. Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương đã biểu thị một cái nhìn thiếu trân trọng đối với ngôi đền:
Ghé mát trong ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Những ai được lập đền, dù là quân giặc, đều được coi là thần, đề mọi người đến thắp hương cúng bái, cầu vọng. Nhưng Hồ Xuân Hương thì chỉ ghé mắt trông ngang. Ghé mắt, theo Từ điển Tiếng Việt, là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, chỉ thuần tuý là động tác, không hàm ý kính trọng. Ghé mắt trông ngang chớ không phải trông lên, đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược thất bại. Đền Thái, thú đứng cheo leo hẳn là đền xây trên gò, và người ta không dễ trông ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương cố tình chọn một cái nhìn coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này. Chữ cheo leo là một từ đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Chữ kìa cũng hàm ý bất kính, bởi nó kèm theo các động tác chỉ trỏ, mà đối với các nơi đền đài linh thiêng người đến viếng không được nói to, giơ tay chỉ trỏ như đối với đồ vật. Với hai câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.
Hồ Xuân Hương không chỉ nhìn ngang chỉ trỏ trước một ngôi đền, bà lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ nữa:
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu
Cái ý nghĩa đổi phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đã áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đổi lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư, nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!
Bài thơ là một khái vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ. Thái độ "bất kính” của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các "sự nghiệp anh hùng" của nam nhi, thách thức đối với thần linh. Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 2
Sầm Nghi Đống là một tướng trong đội quân xâm lược nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh sang đánh nước ta. Mùa xuân 1789, khi vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long, sầm Nghi Đống đang trấn thủ ở đồn Ngọc Hồi bị đánh tan tành. Y đã treo cổ tự tử, kết thúc đời làm tướng của mình. Thể theo nguyện vọng của Hoa kiều, và truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, vua Quãng Trung cho phép lập một đền thờ. Trước khi chết, hẳn viên tướng họ Sam không ngờ rằng mấy chục năm sau có một người phụ nữ Việt Nam đã ngạo mạn đề vào đền mấy câu thơ sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiễu.
Bài thơ không những thể hiện cái nhìn khinh rẻ một viên tướng xâm lược, mà còn nói lên khát vọng của bản thân tác giả và phụ nữ nói chung về sự bình đẳng nam nữ.
Hai câu đầu của bài thơ nói về ngôi đền. Đền là một nơi để thờ, lễ bái thành kính. Nhưng ở đây nhà thơ tỏ ra mình không hề có ý định đến vãn cảnh, càng không phải để lễ đền. Vì một lí do nào tình cờ bà đi ngang và tiện thể nhìn qua:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo.
“Ghé mắt” nghĩa là không phải quay sang để nhìn cho rõ mà chỉ là nhìn nghiêng, nhìn chéo, có thể chỉ “liếc” qua. Đã “ghé mắt” lại “trông ngang”! Trông ngang vì nó chỉ ngang tầm với mình thôi mặc dù đó la “viên tướng”. Nhờ cái bảng treo, nữ sĩ mới biết đây là đền của “Thái thú”. Cách nhìn, cách thấy của Hồ Xuân Hương tỏ ra khinh thị, ngạo mạn. Ngôi đền dưới con mắt của Hồ Xuân Hương tiếp tục hiện ra với những nhận xét thật độc đáo:
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
Nhà thơ có vẻ ngạc nhiên: “Kìa”. Hóa ra đó là đền sầm Nghi Đống, quan Thái thú xâm lược. Ngôi đền được xây trên cao, nhưng nó chẳng tạo ra được sự uy nghi, hùng vĩ đối với nữ sĩ, không thể khiến bà đứng ngước lên một cách kính cẩn mà bà chỉ thấy nó “đứng cheo leo”. Câu thơ đem đến cho người đọc cảm giác ngôi đền đó chẳng có gì vững chãi, đàng hoàng. Chữ “kìa” đầu câu, còn nói lên điều kinh ngạc của nhà thơ: đối với con người này, tại sao lại lập đền thờ? Tại sao lại biến ông ta thành “thần thánh’? Thực ra ở y có gì đáng để thờ như vậy đâu!... Tiếp đến hai câu sau, Hồ Xuân Hương không còn úp mở gì nữa và tỏ rõ thái độ “khinh ra mặt”:
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Đem chính mình ra so sánh với một ông thần là một điều “báng bổ bất kính”, nhưng còn coi mình hơn ông thần ấy thì sự bất kính lên đến đĩnh cao. Đại từ ngôi thứ nhất “đây” thường chỉ dùng để xưng hô trong trường hợp những người ngang hàng, hoặc là thân mật hoặc là coi thường. Đối với những người được thờ cúng coi như thánh, thần mà xưng như thế thì rất “xược”. Ý thơ thật là độc đáo và táo bạo! Nhà thơ đã lột trần chân tướng và giá trị thật của sầm Nghi Đống rằng hắn không đáng măt nam nhi! Chưa cần nói đến tội xâm lược mà ngay việc cầm quân, hẩn cũng tỏ ra không đủ tài, đủ sức chỉ huy, đến nỗi quân sĩ bị đối phương đánh tan tác, cuối cùng phải treo cổ tự tử cho khỏi nhục! Kẻ “anh hùng” đã tùng ra trận mạc đang được thờ trong đền kia thực ra còn không có tài không bằng một người đàn bà! Chỉ can dùng cụm từ “há bấy nhiêu”, Hồ Xuân Hương đã chỉ ra sự nghiệp một đời của “quan Thái thú” thảm hại đến nhường nào.
Với bốn câu thơ, Hồ Xuân Hương đã hạ bệ được một ông thần gọn gàng, duyên dáng mà cũng đanh đá, nghịch ngợm làm sao!
Hồ Xuân Hương luôn tự ý thức được tài năng, phẩm chất, giá trị của mình, ngay trong thái độ đối với các bậc mày râu. Với phong cách trào phúng, bà đã phê phán sự bất tài, sự kém cỏi của các bậc tự xưng là “quân tử”, “anh hùng”. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ nằm ở chỗ, nó không dừng ở việc đánh giá, chê bai một viên tướng giăc mà nhà thơ muốn nói lên một tâm sự bức thiết hơn: khát vọng bình đắng nam và nữ.
Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ độc đáo không chỉ vì giá trị tư tưởng và cách đặt vấn đề táo bạo của nó, mà còn vì nghệ thuật thơ xuất sắc... Bài thơ này xứng là thơ của “bà chúa thơ Nôm”. Cẩch sử dụng từ thuần Việt, sắc sảo, sinh động, có sức gợi tả sâu sắc, kết cấu chặt chẽ, đầy kịch tính, gây nhiều hứng thú cho người đọc.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 3
Đề thơ đã trở thành một phong tục thịnh hành ở Trung Quốc thời xưa, đặc biệt phát triển trong thời đại Đường. Những du khách đi tham quan thiên nhiên, ngắm cảnh đền đài hoặc đến thăm các hang động đẹp đều thường không quên viết những bài thơ để lưu lại cảm xúc và trải nghiệm của mình. Ta cũng có thể kể đến truyền thuyết về bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Liệu, được viết tại lầu Hoàng Hạc và tạo ra nhiều cảm xúc cho tiên Lý Bạch. Hoặc bài thơ “Đề Đô thánh nam trang” của Thôi Hộ, ghi chép trên một trang văn không còn thấy bóng dáng của một người đẹp. Tại nước ta, phong tục này cũng được ưa chuộng, nhiều thi nhân đã để lại những bài thơ tại các hang động tuyệt đẹp.
Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ phóng khoáng, thích khám phá, du ngoạn, và thường xuyên viết thơ. Điều này thực sự hiếm có đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài thơ được viết tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của người viết về địa điểm cụ thể.
Sầm Nghi Đống là một tùy tướng Trung Quốc thuộc đất Diễn Châu, nổi tiếng trong cuộc xâm lược Việt Nam vào năm 1789 dưới thời Tôn Sĩ Nghị. Ông đã được giao nhiệm vụ bảo vệ đồn Khương Thượng tại Đống Đa. Trong trận đánh với quân Tây Sơn, ông không thể chống cự và buộc phải tự vẫn. Để duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Quang Trung cho người Hoa xây dựng miếu thờ Sầm Nghi Đống phía sau phố Hàng Buồm ngày nay. Tuy nhiên, theo sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX”, có chút khác biệt: Đống được giao trấn thủ Ngọc Hồi, đồn Ngọc Hồi bị thất thủ, và Đống đã tự vẫn. Sau này, có một đền thờ được xây dựng trên gò láng Ngọc Hồi.
Một lần đi qua, Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ này. Trong phần mở đầu, cô đã thể hiện sự thiếu trân trọng đối với ngôi đền:
Ghé mát trong ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ai được xây đền, dù là kẻ thù, đều được coi như thần thánh. Mọi người đến đây cầu nguyện và thắp hương. Nhưng Hồ Xuân Hương chỉ nghiêng đầu nhìn qua. Nghiêng đầu, theo từ điển Tiếng Việt, đơn thuần chỉ hành động của việc nhìn qua, không mang ý nghĩa kính trọng. Hành động nghiêng đầu nhìn qua, không phải nhìn lên trên, thể hiện thái độ không tôn trọng đối với vị thần đã thất bại trong cuộc xâm lược. Đền Thái thú nằm trên ngọn đồi cao, không dễ để nhìn qua. Rõ ràng Hồ Xuân Hương chủ đích lựa chọn một cách nhìn coi thường vị Thái thú tại nơi tôn thờ này. Cụm từ “đứng cheo leo” là một cách mô tả độ cao không có điểm bám vững, dễ bị sụp đổ. Từ “kìa” cũng mang ý nghĩa không tôn trọng, bởi nó đi kèm với cử chỉ chỉ trỏ, trong khi đối với những nơi linh thiêng, người viếng thăm không được phép nói lớn hoặc chỉ trỏ như với vật thể. Bằng hai câu thơ đó, Hồ Xuân Hương đã loại bỏ hết sự thần thánh và tôn kính của ngôi đền.
Hồ Xuân Hương không chỉ nhìn qua mà còn tự so sánh bản thân với người được thờ:
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu
Ý nghĩa của việc thay đổi số phận nam giới đã được thể hiện sự nhạy cảm của phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến, điều này đã được áp đặt vào tâm hồn của nhà thơ. Nhưng hơn nữa, điều này cũng phản ánh nhu cầu thay đổi số phận, không thể chịu nỗi sự dừng lại của bà. Cách bà gọi mình là “đây để đổi lại với Sầm Nghi Đống” thể hiện rằng, ngay khi bà chưa thực sự thay đổi số phận, bà đã khinh thường vị nam nhân Sầm Nghi Đống. Câu kết thúc có thể khiến ta nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự tin mình có thể vượt bậc hơn nhiều so với thành tựu của Sầm. Nhưng thực tế, điều đó chỉ là một lời nói trêu chọc: “Thành tựu của ngươi thì còn quá ít, chẳng đáng bao nhiêu với một người đàn ông đích thực!”
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 4
Bài thơ mang lại một hình ảnh rõ nét về một sự kiện lịch sử quan trọng và hùng tráng của dân tộc Việt Nam. Vào Tết Kỷ Dậu năm 1789, vua Quang Trung đã dũng cảm đánh bại quân Thanh, góp phần thúc đẩy sự thống nhất và độc lập cho nước ta. Cảnh tượng xác quân Thanh chất cao như núi tại gò Đống Đa thể hiện sức mạnh và quyết tâm của dân tộc.
Sự diễn tả về việc Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền do tướng giặc Hoá Kiều xây dựng là một tình huống đầy ý nghĩa. Bài thơ tiếp tục phác họa một thái độ khinh rẻ, thể hiện sự mỉa mai thông qua lời thơ sắc bén và mùi hài hước.
Hồ Xuân Hương, trong một tình huống tình cờ, đã “nhìn ngang” và bất ngờ “nhìn thấy” ngôi đền của tướng quân Thái thú. Cái cách bà tả ngôi đền với “bảng treo” và thế đứng “cheo leo” tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ về sự vụng về và thất thế của ngôi đền này.
Bài thơ cũng đưa ra một lời nhắc nhở sâu sắc về tính nhân bản và khí thế của một dân tộc không ngừng vươn lên vượt qua những khó khăn và thử thách.
“Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”
“Kìa” lời dùng để chỉ vật ở phía xa. Trong bối cảnh này, “kìa” thể hiện sự ngạc nhiên và thắc mắc. Làm sao Sầm Nghi Đống, người từng trải qua bi kịch và thất thế, lại được tôn thờ và lập đền? Điều này thực sự khó hiểu và mang nhiều yếu tố hài hước.
Những câu đầu tiên phản ánh quan điểm khinh rẻ và phủ nhận, trong khi hai câu cuối đưa ra một sự giả định sâu sắc và thú vị. Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối nói mỉa mai, châm biếm của dân gian để gỉa định nhân cách tầm thường và hèn hạ của vị “tướng quân” trong triều đình.
“Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Nhận thức của Hồ Xuân Hương về việc sử dụng từ ngôn trong bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” là khá sâu xa. Bà sử dụng từ “đây” trong đối thoại để thể hiện sự suồng sã và thân mật, nhưng khi nói chuyện với quan Thái thú thần linh, cách bà xưng tỏ đã thể hiện sự xược xệch và coi thường. Điều này thật đáng ngạc nhiên và đầy ngang tàng.
Nữ sĩ còn so sánh bản thân, một người phụ nữ Giao Chỉ, với tướng Thiên triều về khía cạnh “sự anh hùng”. Hồ Xuân Hương không dùng cụm từ trang trọng “sự nghiệp anh hùng”, mà thay vào đó, bà hỏi một cách nhẹ nhàng: “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”. Điều này nhấn mạnh lại cái chết đắng lòng, nhục nhã và đầy hèn hạ của tướng giặc. Câu hỏi này đầy ý nghĩa, xuất phát từ sự giễu cợt và mang tính hài hước tăng lên mười lần.
Bài thơ cũng chứa đựng một ý nghĩa sâu xa hơn. Hồ Xuân Hương muốn đánh giá nhân cách và phẩm hạnh “sự anh hùng” của Sầm Nghi Đống, đồng thời tôn vinh tài năng và phẩm chất của phụ nữ miền Nam. Bà đã sử dụng lời nói mỉa mai để châm biếm nhân cách và cách cư xử bình thường của những người đàn ông, những “trang nam nhi”, “bậc quân tử” không có tài năng và vô hạnh trong xã hội.
Bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” thực sự là một tác phẩm độc đáo, nơi ngôn ngữ thất ngôn tứ tuyệt được thể hiện với độ sâu đặc biệt. Hồ Xuân Hương đã đứng trên quan điểm dân tộc để viết ra bức tranh sắc nét của cuộc đời tướng giặc Sầm Nghi Đống.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 5
Một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng phải kể đến Hồ Xuân Hương. Nhiều tác phẩm của bà có giá trị sâu sắc, trong đó có bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống.
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu.”
Ở hai câu thơ đầu, từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống là “ghé mắt, trông ngang, kìa, cheo leo”. Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền, thể hiện thái độ của tác giả là bất kính, xem thường và giễu cợt với kẻ xâm lược thất bại. Nguyên nhân của thái độ trên là do Sầm Nghi Đống là tướng giặc, theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, giữ chức thái thú, được giao chấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi (tháng Giêng năm 1978), Sầm Nghi Đống tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.
Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã đưa ra một giả định. Nếu Hồ Xuân Hương được làm phận trai, thì chắc chắn sự nghiệp anh hùng sẽ không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống. Giả định cho thấy tác giả không chịu an phận, khao khát được lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường, đối với sự nghiệp của viên tướng Sầm Nghi Đống.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với giọng điệu, cách nhìn đa chiều cho thấy một lối viết văn trào phúng tài hoa.
Đề đền Sầm Nghi Đống là một tác phẩm hay của Hồ Xuân Hương. Tác phẩm gửi gắm nhiều thông điệp giá trị.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 6
Phong tục viết đề thơ đã ghi dấu ấn sâu đậm trong văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, đặc biệt là vào thời đại Đường. Đây không chỉ đơn thuần là một cách thể hiện tài năng nghệ thuật mà còn trở thành một hình thức thưởng thức thiên nhiên, tận hưởng cảnh đẹp của đền đài, thả hồn theo dòng nước thủy. Việc tạo ra các bài thơ này không chỉ đơn giản là ghi lại cảm xúc, mà còn là một cách để truyền đạt sự tôn trọng, lòng tôn kính và tinh thần kiên định của người viết. Ví dụ, trong trường hợp của Thôi Liệu và bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”, việc sáng tác tại lầu Hoàng Hạc không chỉ đơn thuần là việc ghi lại không gian mà còn thể hiện sự kính trọng đối với tiên Lý Bạch.
Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ vượt thời đại của xa hội phong kiến, đã thể hiện sự phóng khoáng và sự yêu thích thám hiểm thông qua việc viết thơ. Điều này không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với một phụ nữ trong thời kỳ đó. Việc viết thơ của bà không chỉ dựa vào sự nổi bật của địa điểm, mà còn là cách bày tỏ những tư tưởng, cảm xúc và quan điểm riêng của mình đối với nơi đó.
Sầm Nghi Đống, như một thái thú của Diễn Châu, Trung Quốc, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử qua việc tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Tuy sống trong thời đại khá khó khăn, nhưng ông vẫn phục vụ với trách nhiệm tại đồn Khương Thượng. Khi bị quân Tây Sơn đánh bại, sự hy sinh của ông đã thể hiện sự tôn trọng và lòng kiên định đến cuối cùng. Miếu thờ Sầm Nghi Đống tại phía sau phố Hàng Buồm cũng là một biểu tượng của sự tôn vinh và nhớ nhung sâu sắc của nhân dân hai nước.
Hồ Xuân Hương, khi đi qua ngôi đền, đã để lại dòng thơ tôn vinh sự kỳ diệu của nơi này. Nhưng không chỉ đơn thuần là sự ngưỡng mộ, bà còn thể hiện sự sâu sắc về văn hóa và lịch sử của địa điểm đó:
Ghé mát trong ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Những ai được lập đền, dù là quân giặc hay người dân địa phương, đều được coi như thần thánh. Họ đến đây thắp hương, cúng bái, cầu vọng. Tuy nhiên, Hồ Xuân Hương lại có thái độ khác biệt. Bà chỉ nghiêng đầu một chút, đưa mắt nhìn, theo từ điển Tiếng Việt, hành động này chỉ đơn thuần là cách nhìn mà không chứa đựng ý nghĩa kính trọng. Việc nghiêng đầu nhìn ngang chứ không phải ngước lên cao đã thể hiện một thái độ bất kính đối với vị thần xâm lược đã thất bại.
Ngôi đền Thái thú đứng vững trên một ngọn đồi cao, không dễ dàng để có thể nhìn ngang. Rõ ràng Hồ Xuân Hương chủ đích chọn một góc độ nhìn coi thường đối với vị Thái thú tại nơi này. Từ “cheo leo” mô tả độ cao mà không có điểm bám vững chắc, dễ bị đổ sụp. Từ “kìa” mang theo ý nghĩa không tôn trọng, đi kèm với các động tác chỉ trỏ. Đối với các nơi linh thiêng, người viếng thăm không được phép nói lớn hoặc chỉ trỏ như đối với đồ vật.
Với hai câu thơ đó, Hồ Xuân Hương đã tước đi tính thiêng liêng, cung kính của ngôi đền đó. Bà không chỉ dừng lại ở việc nhìn ngang chỉ trỏ mà còn tự ví mình, so sánh bản thân với người được thờ.
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu
Ý nghĩa của việc thay đổi số phận và trở thành nam giới thể hiện sự mặc cảm của phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến, một tình huống được áp đặt lên tâm hồn của nhà thơ. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh nhu cầu thay đổi số phận và không chấp nhận sự nhượng bộ của bà. Cách bà tự nhận mình như là người đang cố gắng “trả thù” Sầm Nghi Đống, dù rằng bà chưa thực sự đạt được điều này, bà vẫn khinh thường nam giới trong gia tộc Sầm. Kết thúc bài thơ có thể khiến người đọc cảm thấy như Hồ Xuân Hương tự tin mình có thể vượt xa sự thành công của Sầm. Tuy nhiên, điều này thực ra chỉ là một cách trêu chọc, nhấn mạnh rằng “Sự nghiệp của ngươi cũng không nhiều lắm, chẳng đáng bao nhiêu với một người đàn ông thật sự!”
Bài thơ thể hiện sự khao khát của phụ nữ được đối xử công bằng và khao khát xây dựng một sự nghiệp vĩ đại như một người anh hùng. Thái độ “bất kính” của bà đối với nam giới và việc xem thường các “sự nghiệp anh hùng” của nam giới, thể hiện một thách thức đối với quan điểm trọng nam, khinh nữ, và đồng thời đối diện với các vị thần.
Bài thơ mạnh mẽ thể hiện nhu cầu giải phóng bản thân, không quan trọng những ràng buộc xã hội phong kiến có thể áp đặt.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 7
Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng. Một trong những tác phẩm hay của bà có thể kể đến Đề đền Sầm Nghi Đống.
Trước hết, Sầm Nghi Đống là tướng giặc theo Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, giữ chức thái thú, được giao chấn thủ đồn Ngọc Hồi. Sau khi vua Quang Trung triệt phá đồn Ngọc Hồi (tháng Giêng năm 1978), Sầm Nghi Đống đã tự vẫn. Sau này, khi việc bang giao trở lại bình thường, vua Quang Trung cho phép Hoa kiều ở Hà Nội lập đền thờ. Tuy nhiên, theo tác giả bài thơ, viên tướng bại trận này không xứng đáng được thờ trong đền.
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo”
Cụm từ “ghé mắt” được hiểu là nghiêng đầu và đưa mắt nhìn. “Ghé mắt trông ngang” mà không phải là “trông lên” thể hiện một thái độ coi thường. Hình ảnh “đền Thái thú đứng cheo leo” cho thấy thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ xuống. Chữ “kìa” gợi ra động tác chỉ trỏ, không được tôn trọng. Rõ ràng, thái độ được bộc lộ ở đây là coi thường, bất kính. Hai câu thơ mở đầu đã bác bỏ hoàn toàn tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền.
Ở hai câu thơ tiếp theo, Hồ Xuân Hương lại còn tự ví mình, so sánh mình với người được thờ trong đền:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu.”
Ý nghĩ đổi phận làm trai thể hiện thái độ mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến. Nhưng mặt khác, nó còn thể hiện suy nghĩ không an phận của tác giả. Nếu như có thể đổi phận làm trai, Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm được sự nghiệp lớn lao, trở thành bậc anh hùng. Từ đó, tác giả muốn chế giễu, phê phán tướng giặc Sầm Nghi Đống chỉ có sự nghiệp bấy nhiêu thôi.
Có thể thấy, bài thơ bộc lộ mong muốn được bình đẳng với phụ nữ, khát vọng lập nên sự nghiệp lớn lao. Thái độ “bất kính” trong bài thơ dường như là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ. Bài thơ thể hiện tư tưởng mới mẻ, hiếm có trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, cho thấy cái tôi mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Tác giả đã sử dụng thủ pháp trào phúng nói giễu, cùng với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã thể hiện được nội dung của bài thơ.
Đề đền Sầm Nghi Đống là một bài thơ giàu giá trị, mang đậm phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương.
Phân tích bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống - Mẫu 8
Viết về bọn Thái thú phương Bắc, bọn tướng tá xâm lược của Thiên triều thì bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” của Hồ Xuân Hương là đặc sắc nhất, thú vị nhất:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo;
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Bài thơ nhắc người đọc nhớ đến một sự kiện lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Tết Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Xác giặc chất cao như núi tại gò Đống Đa: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán” (Phía Nam thành (Thăng Long) mười hai gò xác giặc). Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt, tướng giặc Sầm Nghi Đống thất trận, khiếp đảm đã thắt cổ chết thảm hại, Hàng vạn giặc bị giết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành” (Ngô Ngọc Du).
Mấy chục năm sau, Hồ Xuân Hương đi qua ngôi đền tên tướng giặc Sầm Nghi Đống do Hoa kiều dựng lên, tức cảnh làm bài thơ này. Bài thơ biểu lộ một thái độ khinh bỉ được thể hiện bằng giọng thơ chế giễu đa nghĩa.
Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà mỉm cười và nghĩ: một tướng giặc đi cướp nước người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết. “Trăm năm bia đá chẳng mòn – Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bà ứng khẩu thành thơ: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.
“Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh dẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn.
Nữ sĩ tả qua ngôi đền, tả thực bằng hai nét: mặt tiền là cái “bảng treo”; thế đứng của ngôi đền rất “cheo leo”, không chút uy nghi, vững vàng, lại heo hút! Những đền đài tráng lệ thường treo đại tự, hoành phi sơn son thiếp vàng, nhưng đền Sầm Nghi Đống chỉ có cái “bảng treo”, tầm thường quá! Một nét vẽ châm biếm thân tình – Hai tiếng “Thái thú” là một lời kết tội đanh thép đối với bọn quan lại tướng tá Thiên Triều, lũ con cháu của Tô Định, Mã Viện… ngày xưa. Giọng điệu mỉa mai bật lên chính ở 2 tiếng “Thái thú” ấy:
“Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”
“Kìa” là đại từ để trỏ một vật từ xa. Trong văn cảnh từ “kìa” biểu cảm sự ngạc nhiên đến khó hiểu. Sầm Nghi Đống cầm quân bị đánh tơi tả, thắt cổ chết nhục nhã mà nay lại được đền thờ ư? Khó hiểu quá! Hài hước quá!
Nếu hai câu đầu nói lên một cách nhìn, một cách tả khinh rẻ, phủ định thì hai câu cuối nêu lên sự giả định – so sánh hết sức sâu sắc thú vị. Nữ sĩ vận dụng cách nói mỉa mai, nói kháy của dân gian để chế giễu cái nhân cách tầm thường, đớn hèn của vị “hổ tướng” thiên triều:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
“Đây” là đại từ nhân xưng, chỉ dùng trong đối ngoại suồng sã, thân mật giữa những người cùng vai phải lứa, ngang hàng. Đối thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ si xưng là “đây”, thế là xược, rất coi thường. Ngang tàng quá! Rồi nữ sĩ lại đem mình ra, một người đàn bà Giao Chỉ, so sánh với vị tướng Thiên triều về cái “sự anh hùng” mới lạ chứ? Hồ Xuân Hương không viết: “sự nghiệp anh hùng” vì trang trọng, không hợp giọng điệu và thái độ cần có nên có đối với vị “thần” ấy. “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” – câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.
Bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” còn mang một hàm nghĩa sâu xa. Đanh giá nhân cách – sự anh hùng – của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phương Nam. Bà đã ý thức và tự hào về tài năng, phẩm hạnh của mình, của giới mình. Bà đã chế giễu nhân cách tầm thường, cách xử sự tầm thường của những kẻ mày râu, những “trang nam nhi”, “bậc quân tử” bất tài, vô hạnh trong xã hội.
“Đề đền Sầm Nghi Đống” là bài thơ tức cảnh độc đáo. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá cao độ từ giọng điệu, ngôn từ đến ý thơ. Cách nhìn, cách tả, cách so sánh và suy nghĩ cho thấy một lối nói trào phúng, sắc nhọn. Bài thơ đa nghĩa, hóm hỉnh, sâu sắc. Hồ Xuân Hương đã đứng trên lập trường dân tộc để tức cảnh làm thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống”.