TOP 10 bài Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc 2024 SIÊU HAY

15.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Ngữ văn 8 ,Kết nối tri thức gồm 9 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 1

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức, một trong số đó là việc tổ chức các lễ hội. Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

TOP 10 bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 2

Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và lâu đời. Suốt hơn hai nghìn năm tồn tại và phát triển, đã nhiều lần nước ta phải đương đầu với những cuộc xâm lăng, đô hộ của dân tộc khác. Tuy nhiên, dù muon vàn khó khăn, chúng ta vẫn vùng dậy dành lại độc lập dân tộc, và bảo tồn được những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó là niềm tự hào của con cháu đất Việt. Cho đến nay, nhân dân ta vẫn làm rất tốt điều đó, thông qua những hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên tại từng địa phương. Tỉnh Phú Thọ quê em cũng góp sức mình vào công cuộc đó với Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch.

Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi yên nghỉ của các thế hệ Vua Hùng - những con người đã có công dựng nên nước Việt Nam ta. Công lao của các vị tổ tiên ấy là vô cùng to lớn, vì vậy con cháu đời sau vẫn mãi nhớ ơn các ngài, năm nào cũng tổ chức lễ hội lớn. Cũng chính vì vậy mà Lễ hội Đền Hùng cùa quê hương em được đánh giá là một lễ hội mang cấp quốc gia.

Dân gia vẫn có câu ca dao rằng “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Nhưng trên thực tế, lễ hội Đền Hùng kéo dài trong mười ngày từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm Lịch. Trong đó, ngày mùng 10 là ngày quan trọng nhất. Cũng như tên gọi, Lễ hội Đền Hùng được chia thành hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ với nhiều hoạt động diễn ra, trong đó phần tế lễ được coi trọng nhất, nên được tổ chức vào ngày mùng 10. Hoạt động này bắt đầu bằng lễ dâng hương của người dân, trong đó có cả các đại diện của nhà nước. Đồ trên mâm lễ ngoài mâm ngũ quả, còn có bánh chưng bánh dày. Hai loại bánh này được dùng để gợi nhắc về công lao các Vua Hùng đã dạy dân cách trồng lúa nước, đồng thời phổ cập các món bánh làm từ lúa gạo. Cùng với phần tế lễ, trang trọng không kém chính là phần rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích…. Với trang phục và các cỗ kiệu được trang trí tỉ mỉ, nhằm thể hiện các nét đẹp văn hóa về từng thời kì của các làng truyền thống lâu đời ở khu vực Phú Thọ. Bên cạnh đó, phần hội cũng náo nhiệt và rộn ràng vô cùng với các nhóm múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

Tất cả những hoạt động đó, tuy khách nhau về nội dung, cách tổ chức, nhưng cùng có điểm chung chính là giúp bảo tồn và quảng bá mạnh mẽ những đặc sắc trong nền văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Thông qua lễ hội Đền Hùng, không chỉ con cháu đất Việt mà cả những người nước ngoài đến tham gia lễ hội. Họ được chứng kiến những nghi thức trang trọng, những hoạt động rước kiệu, những trò chơi… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được truyền qua cả ngàn năm. Nhờ vậy, mà ngày càng nhiều người biết đến hơn về lễ hội này, về hát Xoan, về lễ rước thần, về trò ném gòn… Điều đó đã gián tiếp quảng bá đồng thời làm bàn đạp để duy trì những nét đẹp văn hóa đó của người dân Phú Thọ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung không bị phai nhạt theo thời gian.

Từ lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, chúng ta thấy được giá trị và vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi suy cho cùng, so với việc đọc và nghe những lời kể, những trang sách viết về văn hóa dân tộc. Thì việc được trực tiếp tham gia, chiêm ngưỡng các lễ hội ấy sẽ giúp người dân dễ cảm nhận và khắc ghi trong trái tim mình hơn. Cùng với đó, những lễ hội còn giúp phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế của các địa phương. Giúp cho người dân ai ai cũng ghi nhớ và mong chờ, đầu tư cho các mùa lễ hội diễn ra vào năm sau.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 3

Trong thời đại hiện nay, khi mà thế giới đang hội nhập về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Việt Nam là một đất nước với nhiều dân tộc, với các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Chính những giá trị văn hóa này đã tạo nên nét đẹp và sức hấp dẫn riêng của văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần hiểu rõ những giá trị cốt lõi, đặc trưng của từng dân tộc và quyết tâm bảo vệ và phát huy những giá trị này. Văn hoá dân tộc Việt Nam được đánh giá là giản dị nhưng tinh tế và sâu sắc. Từ các nét đặc trưng như: ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, tập quán... đã tạo nên bộ môn đồ sộ, đa dạng và sâu sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc bị xóa bỏ để thích nghi với những môi trường mới. Điều này đẩy ta phải có những cách tiếp cận mới để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, cần phải thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu và giới thiệu văn hóa dân tộc cho người dân trong nước và quốc tế. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Các cơ quan quản lý văn hóa cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, người dân cũng cần tham gia và đóng góp công sức vào việc tuyên truyền nhằm gìn giữ và phổ biến những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 4

Bản sắc văn hóa là một phần không thể thiếu của mỗi dân tộc. Nó là một mảnh ghép quan trọng trong sự đa dạng và phong phú của nền văn hoá thế giới. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có ý nghĩa thiêng liêng và quý giá, bởi vì nó là sản phẩm của lịch sử và kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa là một nhu cầu lớn, vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và nền văn hoá của chúng ta. Bản sắc văn hóa còn giúp chúng ta giữ vững những giá trị, tín ngưỡng, phong tục và lễ nghi truyền thống của dân tộc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn và tình yêu quê hương của mỗi người. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại, bản sắc văn hóa đang bị đe dọa bởi sự đồng nhất hóa và trôi giạt của các nền văn hoá khác. Do đó, chúng ta cần phải đề ra các kế hoạch và giải pháp đổng bộ để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa, và nỗ lực để bảo tồn và phát triển nó. Chúng ta cần tiếp thu và học hỏi những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống của mình, đồng thời cũng cần đón nhận và chấp nhận những giá trị mới trong thế giới đa dạng ngày nay. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của Việt Nam là một trách nhiệm lớn, và cũng là một cơ hội để chúng ta tự hào về bản thân và đất nước. Chỉ có khi chúng ta đề cao và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, chúng ta mới có thể vươn lên thành một dân tộc văn minh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của thế giới.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 5

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng, điều này làm cho sự đa dạng và phong phú của văn hóa toàn cầu. Nhưng đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta, những người dân của mỗi quốc gia, phải có trách nhiệm và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và quê hương mình.

Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc. Nó tạo nên sự kết nối giữa các cộng đồng người gắn bó và đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực quan trọng nhất để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó bao gồm những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn và tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc. Những giá trị này đã trở thành tài sản tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đồng thời cũng phải tiếp nhận và kết hợp với những yếu tố văn hóa mới tích cực. Từ đó mới có thể vừa giữ gìn, vừa phát huy những giá trị đẹp đẽ trong bản sắc văn hoá Việt Nam.

TOP 10 bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 6

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 7

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 8

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go.

Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Melodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc - Mẫu 9

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá