15 câu Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5 (Cánh diều) có đáp án 2024: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDQP lớp 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDQP 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Câu 1. Bảo vệ an ninh quốc gia không bao gồm hoạt động nào dưới đây?

A. Bảo vệ an ninh chính trị.

B. Bảo vệ an ninh con người.

C. Bảo vệ an ninh kinh tế.

D. Bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: D

- Bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới, an ninh xã hội, an ninh đối ngoại.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội?

A. Là lực lượng giữ vai trò nòng cốt.

B. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

C. Lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt.

D. Cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

Đáp án đúng là: C

- Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Câu 3. Trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm: quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, quy định về tình trạng khẩn cấp, ban hành Hiến pháp luật, nghị quyết…?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc.

D. Tòa án nhân dân tối cao.

Đáp án đúng là: A

- Quốc hội quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, ban hành Hiến pháp luật, nghị quyết

Câu 4. Trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm: tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết và thống nhất quản lí?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc.

D. Tòa án nhân dân tối cao.

Đáp án đúng là: B

- Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và thống nhất quản lí

Câu 5. Trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò

A. là lực lượng nòng cốt.

B. là lực lượng xung kích.

C. lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt.

D. lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt.

Đáp án đúng là: A

Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân theo quy định của pháp luật.

Câu 6. “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia.

C. Trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: A

- An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia”.

A. An ninh quốc gia.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia.

C. Trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: B

- Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

Câu 8. “Trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia.

C. Trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: C

- Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…. là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội”

A. An ninh quốc gia.

B. Bảo vệ an ninh quốc gia.

C. Trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: D

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

Câu 10. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội không bao gồm hoạt động nào dưới đây?

A. Giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

B. Đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh dân tộc, tôn giáo.

D. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bài trừ các tệ nạn xã hội.

Đáp án đúng là: C

- Các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội gồm:

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội;

+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

+ Phòng ngừa tai nạn lao động

+ Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tệ nạn xã hội

+ Bảo vệ môi trường.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội?

A. Gương mẫu thực hiện các nội quy của nhà trường.

B. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

C. Tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

D. Quyết định các vấn đề liên quan đến chiến tranh và hoà bình.

Đáp án đúng là: A

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân

+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

+ Gương mẫu thực hiện nội quy của nhà trường và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng

+ Thực hiện phòng, chống bạo lực học đường theo hướng dẫn của Nhà trường

+ Tham gia tuyên truyền pháp luật, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật

Câu 12. Hoạt động nào dưới đây thuộc phạm vi bảo vệ an ninh biên giới?

A. Bảo vệ sự an toàn của các lãnh đạo cấp cao.

B. Kiểm tra cột mốc biên giới quốc gia.

C. Tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa.

D. Dọn dẹp rác thải tại bờ biển.

Đáp án đúng là: B

- Hoạt động kiểm tra cột mốc biên giới quốc gia thuộc phạm vi bảo vệ an ninh biên giới.

Câu 13. “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền” là trách nhiệm của

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. lực lượng vũ trang.

D. công dân.

Đáp án đúng là: D

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương

+ Phối hợp, cộng tác với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội?

A. Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

B. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

C. Tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

D. Quyết định các vấn đề liên quan đến chiến tranh và hoà bình.

Đáp án đúng là: A

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương

+ Phối hợp, cộng tác với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúngtrách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội?

A. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

B. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

C. Cộng tác với công an trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và thống nhất quản lí.

Đáp án đúng là: D

- Tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và thống nhất quản lí là trách nhiệm của Chính phủ.

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương

+ Phối hợp, cộng tác với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

I. Một số khái niệm

1. An ninh quốc gia

- An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Bảo vệ an ninh quốc gia

- Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

- Bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới, an ninh xã hội, an ninh đối ngoại.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều (ảnh 1)

3. Trật tự, an toàn xã hội

- Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống yên trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

- Các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội gồm:

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội;

+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

+ Phòng ngừa tai nạn lao động

+ Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tệ nạn xã hội

+ Bảo vệ môi trường.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều (ảnh 1)

Các chiến sĩ bộ đội tham gia vào công tác phòng – chống dịch Covid-19

 II. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay

1. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia

- Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang cùng toàn dân đã từng bước làm thất bại âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều (ảnh 1)

Cuộc bạo loạn ở Bình Thuận (tháng 6/2018)

- Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Tình hình thế giới và trong nước đặt ra những nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

2. Tình hình bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Các lực lượng chức năng được sự ủng hộ của nhân dân đã thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Công an nhân dân phối hợp với các cơ quan, tổ chức vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về trật tự, an toàn xã hội.

III. Trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

1. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang

a. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước:

- Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, Nhà nước quản lí tập trung, thống nhất công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an toàn xã hội

- Quốc hội quyết định các vấn đề chiến tranh và hoà bình, quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, ban hành Hiến pháp luật, nghị quyết

- Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội và thống nhất quản lí

- Các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, điều hành, đôn đốc các cơ quan có chức năng trực tiếp

- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức

b. Trách nhiệm của lực lượng vũ trang:

Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều (ảnh 1)

2. Trách nhiệm của công dân, học sinh

a) Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương

- Phối hợp, cộng tác với lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

b) Trách nhiệm của học sinh

- Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân

- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục

- Gương mẫu thực hiện nội quy của nhà trường và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng

- Thực hiện phòng, chống bạo lực học đường theo hướng dẫn của Nhà trường

- Tham gia tuyên truyền pháp luật, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật

Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Đội ngũ tiểu đội

Đánh giá

0

0 đánh giá