15 câu Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3 (Cánh diều) có đáp án 2024: Ma túy, tác hại của ma túy

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDQP lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDQP 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Câu 1. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiệp đối với người sử dụng được gọi là

A. chất chống viêm.

B. chất gây nghiện.

C. chất hướng thần.

D. chất an thần.

Đáp án đúng là: C

- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiệp đối với người sử dụng (SGK – trang 18).

Câu 2. Loại cây nào dưới đây không có chứa chất ma túy?

A. Cây thuốc phiện.

B. Cây Côca.

C. Cây xuyên tâm liên.

D. Cây cần sa.

Đáp án đúng là: C

- Xuyên tâm liên là một loại thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ thống…

- Cây có chứa chất ma tuý là cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa và các loại cây có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?

A. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý.

B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy.

D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh.

Đáp án đúng là: D

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy là:

+ Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

+ Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.

+ Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

+ Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?

A. Anh K tham gia vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy.

B. Bà S trồng cây cần sa trong vườn xen lẫn các cây ăn quả.

C. Bạn T tham gia công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy.

D. Anh P lôi kéo em C tham gia sử dụng trái phép chất ma túy.

Đáp án đúng là: C

- Hành vi tham gia công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy không bị nghiêm cấm.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy là:

+ Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

+ Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.

+ Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

+ Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy.

Câu 5. Luật phòng chống ma túy, bao gồm

A. 7 chương, 21 điều.

B. 9 chương, 55 điều.

C. 8 chương, 55 điều.

D. 7 chương, 46 điều.

Đáp án đúng là: C

Luật Phòng chống ma tuý gồm 8 chương 55 điều; quy định về phòng, chống ma tuý, quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý, cai nghiện ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý, quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý (SGK - Trang 18).

Câu 6. Chất gây nghiện là

A. chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.

B. chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác nhưng không gây tình trạng nghiện.

C. chất an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, dùng quen sẽ gây tình trạng nghiện.

D. chất hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến nghiện.

Đáp án đúng là: A

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiệp đối với người sử dụng (SGK – trang 18).

Câu 7. Quá trình nghiện ma túy thường trải qua những giai đoạn nào?

A. Lạm dụng ma túy => sử dụng ma túy => lệ thuộc ma túy.

B. Sử dụng ma túy => lạm dụng ma túy => lệ thuộc ma túy.

C. Lệ thuộc ma túy => sử dụng ma túy => lạm dụng ma túy.

D. Sử dụng ma túy => lệ thuộc ma túy => lạm dụng ma túy.

Đáp án đúng là: B

Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn: sử dụng ma túy (sử dụng lần đầu tiên, sử dụng thỉnh thoảng, sử dụng thường xuyên); lạm dụng ma túy (sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn được quy định); lệ thuộc ma túy.

Câu 8. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với bản thân người nghiện?

A. Gây tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần.

B. Lực lượng lao động của xã hội bị suy giảm.

C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.

D. Xã hội kém an toàn do phát sinh nhiều tệ nạn.

Đáp án đúng là: A

- Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện:

+ Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất: người nghiện ma túy dễ mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa; bệnh về hô hấp; bệnh về tuần hoàn; bệnh ngoài da; bệnh về hệ thần kinh…

+ Gây tổn hại về tinh thần: người nghiện ma túy thường bị ảo giác, hoang tưởng, kích động, rối loạn về nhận thức…

+ Gây tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình: người nghiện ma túy tiêu tốn tiền bạc, làm mất mát tài sản, thiệt hại về kinh tế; người nghiện ma túy có xu hướng ngại tiếp xúc, dễ cáu gắt, gây gổ dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ

Câu 9. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với nền kinh tế?

A. Gây tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần.

B. Hạnh phúc gia đình bị rạn nứt, dễ tan vỡ.

C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.

D. Xã hội kém an toàn do phát sinh nhiều tệ nạn.

Đáp án đúng là: C

- Tác hại của ma túy đối với nền kinh tế:

+ Lực lượng lao động của gia đình và xã hội bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.

+ Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho tại một cơ sở cai nghiện ma tuý công tác phòng, chống ma tuý

+ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm do các đối tác không ưu tiên những quốc gia có tỉ lệ người.

Câu 10. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy là do

A. sự tò mò, thích “chơi trội”, lối sống buông thả, thực dụng.

B. thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, người thân.

C. công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy chưa hiệu quả.

D. chế tài xử phạt của nhà nước còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Đáp án đúng là: A

- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy là: thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lười lao động.

- Nguyên nhân khách quan dẫn đến nghiện ma túy là:

+ Công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý chưa thực sự phát huy tác dụng;

+ Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống ma túy chưa hiệu quả.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?

A. Bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, da xanh tái, nổi da gà.

B. Hay lo sợ, hoảng tưởng, tính cách thay đổi thất thường.

C. Cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy.

D. Cơ thể đầy đặn, khỏe mạnh, thần thái tươi tỉnh, học lực tốt.

Đáp án đúng là: D

- Học sinh nghiện ma tuý thường có các biểu hiện: bị toát mồ hôi; ngáp vặt, ngủ gật; da xanh tái, nổi da gà; buồn nôn; mất ngủ; trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng; tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động; cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy; trốn học, học lực giảm sút; quan hệ, tiếp xúc với những đối tượng xấu; chi tiêu tiền bạc hoang phí…

Câu 12. Khi phát hiện người thân/ bạn bè tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Im lặng và tuyệt đối che dấu thông tin cho người thân, bạn bè.

B. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.

C. Chất vấn người thân, bạn bè; thông báo cho mọi người xung quanh.

D. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.

Đáp án đúng là: B

Khi phát hiện người thân/ bạn bè tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy, em nên nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.

Câu 13. Trong việc phòng, chống ma túy, các cá nhân có trách nhiệm như thế nào?

A. Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý.

B. Cản trở hoặc chống lại việc xét nghiệm chất ma túy.

C. Cản trở người tham gia phòng, chống chất ma túy.

D. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Đáp án đúng là: A

- Trách nhiệm của các cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy là:

+ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật

+ Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất.

+ Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn

+ Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý và việc trồng cây có chứa chất ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

Câu 14. Trong tình huống sau có những chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

Tình huống: Sáng nay cô H được bác hàng xóm nhờ chuyển một gói hàng đã niêm phong cho một tài xế xe tải ở thị trấn. Vì vội đi làm nên cô cũng không hỏi là hàng gì. Mấy hôm sau cô H thấy báo chí đưa tin công an vừa phát hiện một vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, ảnh chụp tang vật chính là gói hàng mà bác hàng xóm đã nhờ cô chuyển cho tài xế xe tải.

A. Cô H, người hàng xóm và tài xế xe tải.

B. Người hàng xóm và tài xế xe tải.

C. Cô H và người hàng xóm.

D. Cô H và tài xế xe tải.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, cô H, người hàng xóm và tài xế xe tải đã có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, trong đó:

+ Người hàng xóm cô H có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

+ Cô H và người tài xế xe tải có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy (cô H do không hỏi rõ ràng thông tin nên cô đã vô tình tiếp tay và tham gia vào quá trình vận chuyển trái phép chất ma túy).

Câu 15. Hành vi vi phạm pháp luật nào được đề cập đến trong tình huống sau?

Tình huống. Nhà bạn G ở trên núi, rất xa trạm y tế. Bố mẹ G trồng mấy cây thuốc phiện để làm thuốc uống khi nhà có người nhà đau bụng.

A. Trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện).

B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

C. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy.

D. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy.

Đáp án đúng là: A

Tình huống trên phản ánh về hành vi: trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện).

Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

I. Quy định của Pháp luật về phòng, chống ma túy

1. Quy định tại Luật Phòng, chống ma tuý

- Luật Phòng chống ma tuý gồm 8 chương 55 điều

- Nội dung: quy định về phòng, chống ma tuý, quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý, cai nghiện ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý, quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

a) Chất ma tuý, cây có chứa chất ma tuý và người nghiện ma tuý

- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiệp đối với người sử dụng.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Ma túy dạng viên

Ma túy dạng bột

-  Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiệp đối với người sử dụng.

- Cây có chứa chất ma tuý là cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa và các loại cây có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Cây thuốc phiện được trồng phổ biến tại các vùng cao

- Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

b) Các hành vi bị nghiêm cấm

- Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

- Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

- Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.

- Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

- Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy.

c) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma tuý

 - Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật

- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất.

- Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn

- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý và việc trồng cây có chứa chất ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Chủ động phòng chống ma túy, bằng cách tăng cường các khẩu hiệu, pano, áp phích

2. Quy định tại một số văn bản khác

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259

- Luật Xử lý vi phạm hành chính có phần thứ ba gồm 5 chương, 30 điều (từ Điều 89 đến Điều 118): quy định biện pháp xử lí hành chính vfe ma túy

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP3) có Điều 21 quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống và kiểm soát ma tuý.

II. Tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy

1. Tác hại của ma tuý

a) Đối với người nghiện ma tuý

- Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất: người nghiện ma túy dễ mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa; bệnh về hô hấp; bệnh về tuần hoàn; bệnh ngoài da; bệnh về hệ thần kinh…

- Gây tổn hại về tinh thần: người nghiện ma túy thường bị ảo giác, hoang tưởng, kích động, rối loạn về nhận thức…

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Ma túy là con đường dẫn đến cái chết

- Gây tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình:

+ Người nghiện ma túy tiêu tốn tiền bạc, làm mất mát tài sản, thiệt hại về kinh tế

+ Người nghiện ma túy có xu hướng ngại tiếp xúc, dễ cáu gắt, gây gỗ dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ

b) Đối với nền kinh tế

- Lực lượng lao động của gia đình và xã hội bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.

- Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho tại một cơ sở cai nghiện ma tuý công tác phòng, chống ma tuý

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm do các đối tác không ưu tiên những quốc gia có tỉ lệ người

c) Đối với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Thanh niên nam nữ tổ chức “tiệc ma túy” tại khách sạn

- Tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép gia tăng gây mất an ninh biên giới; phát sinh tội phạm rửa tiền ảnh hưởng đến thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của đất nước.

- Phát sinh một số loại tội phạm như trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma tuý,...

- Phát sinh tệ nạn xã hội và những vấn đề xã hội phức tạp khác như cờ bạc, mại dâm, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng,...

2. Hình thức, con đường gây nghiện ma tuý

a) Quá trình nghiện ma tuý

- Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn”

+ Sử dụng ma túy

+ Lạm dụng ma túy

+ Lệ thuộc ma túy

- Quá trình nghiện ma tuý diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng mẫn cảm với ma túy; đặc điểm tâm sinh lí của người sử dụng; loại chất, hình thức, tần suất, liều lượng sử dụng

- Học sinh nghiện ma tuý thường có các biểu hiện:

+ Bị toát mồ hôi

+ Ngáp vặt, ngủ gật

+ Da xanh tái, nổi da gà

+ Buồn nôn

+ Mất ngủ;

+ Trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng

+ Tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động

+ Cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy

+ Trốn học, học lực giảm sút

+ Quan hệ, tiếp xúc với những đối tượng xấu

+ Chi tiêu tiền bạc hoang phí…

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Học sinh, sinh viên sử dụng chất kích thích, ma túy

b) Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma tuý

- Hầu hết người bị nghiện ma tuý là do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lười lao động.

- Người bị nghiện ma tuý còn do công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý chưa thực sự phát huy tác dụng; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả

III. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

- Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý, phổ biến, giáo dục pháp luật  về phòng, chống ma tuý cho học sinh do nhà trường học sinh cần làm và không tổ chức.

- Không vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma tuý.

- Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý do nhà trường phối hợp với gia đình, cơ quan và chính quyền địa phương tổ chức, tuyệt đối không sử dụng chất ma tuý, dù chỉ một lần và dưới bất kì hình thức nào.

- Tham gia xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức.

- Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý, chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người xung quanh có hành vi vi phạm phát về phòng, chống ma tuý.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh diều (ảnh 1)

Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi về phòng chống ma túy

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy và tác hại của ma túy

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá