Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Kết nối tri thức): Đòn bẩy và ứng dụng

3.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

I. Tác dụng của đòn bẩy

- Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực.

- Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn.

- Thí nghiệm

Chuẩn bị: Thanh nhựa cứng có lỗ cách đều, giá thí nghiệm, lực kế, các quả nặng có móc treo.

Tiến hành:

Sử dụng lực kế để tác dụng lực vào đòn bẩy AB và nâng quả nặng.

Thay đổi cánh tay đòn bằng cách móc lực kế vào các vị trí khác nhau, đọc giá trị của lực kế khi nâng được các quả nặng để thanh cân bằng ở mỗi vị trí của lực kế.

- Với cuộc sống:

+ Đòn bẩy là một công cụ quan trọng trong cuộc sống và có thể được sử dụng để cung cấp lợi thế về lực.

+ Khi đòn bẩy được sử dụng để thay đổi hướng tác dụng của lực và nâng vật nặng, nó có thể giúp ta đạt được lợi về lực.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Kết nối tri thức): Đòn bẩy và ứng dụng (ảnh 1)

II. Các loại đòn bẩy

- Để dễ hình dung, ta mô tả đòn bẩy là một thanh cứng thẳng và thực tế có hai loại đòn bẩy tuỳ theo vị trí của điểm tựa O và điểm đặt của các lực tác dụng F ; F.

- Đòn bẩy loại 1: Điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O, O, của các lực F và F

- Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O,, O, của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F, nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F

- Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực, nhưng có trường hợp không cho lợi về lực khi điểm tựa O nằm gần vị trí của lực F (Hình 19.5), được gọi là đòn bẩy loại 3.

III. Ứng dụng của đòn bẩy

- Trong cuộc sống, đòn bẩy được ứng dụng vào nhiều công việc và chế tạo nhiều công cụ hữu ích.

- Trong cơ thể người, có nhiều bộ phận có cấu tạo và hoạt động tương tự một đòn bẩy. Dưới đây là hai ví dụ mô tả các đòn bẩy trong cơ thể người:

+ Đầu là một đòn bẩy loại 1 với trục quay là đốt sống trên cùng. Trọng lượng đầu được chia đều hai bên trục quay giúp đầu ở trạng thái cân bằng. Lực tác dụng giúp đầu có thể quay quanh đốt sống là nhờ hệ thống cơ sau gây

+ Đòn bẩy trong xe đạp

+ Xe đạp là phương tiện quen thuộc với chúng ta. Trong xe đạp có nhiều bộ phận có chức năng như một đòn bẩy.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Lý thuyết KHTN 8 Bài 19 (Kết nối tri thức): Đòn bẩy và ứng dụng (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Câu 1: Đòn bẩy là

A. một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

B. một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa.

C. một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng.

D. một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động.

Đáp án đúng là A

Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

Câu 2: Điểm tựa còn được gọi là

A. trục quay.

B. trọng lượng của vật cần nâng.

C. điểm đặt.

D. lực tác dụng.

Đáp án đúng là A

Điểm tựa còn được gọi là trục quay.

Câu 3: Các loại đòn bẩy bao gồm:

A. Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3.

B. Đòn bẩy chất rắn, đòn bẩy chất lỏng, đòn bẩy chất khí.

C. Đòn bẩy vĩnh cửu và đòn bẩy tạm thời.

D. Đòn bẩy một phần và đòn bẩy toàn phần.

Đáp án đúng là A

Các loại đòn bẩy bao gồm: Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3.

Câu 4: Người ta phân loại đòn bẩy dựa vào

A. điểm tựa.

B. điểm đặt của trọng lượng.

C. điểm đặt của lực tác dụng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là D

Người ta phân loại đòn bẩy dựa vào điểm tựa, điểm đặt của trọng lượng, điểm đặt của lực tác dụng.

Câu 5: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng

A. ròng rọc cố định.

B. mặt phẳng nghiêng.

C. đòn bẩy.

D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Đáp án đúng là C

Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta sử dụng đòn bẩy.

Câu 6: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

A. Xà beng.

B. Xe đẩy hàng.

C. Cánh tay người.

D. Cái kéo.

Đáp án đúng là A

B – điểm tựa ở ngoài hai điểm đặt lực.

C, D – điểm tựa ở giữa 2 điểm đặt lực.

Câu 7: Quy tắc đòn bẩy được phát minh ra bởi ai?

A. Archimedes.

B. Isaac Newton.

C. Albert Einstein.

D. Marie Curie.

Đáp án đúng là A

Archimedes là người phát minh ra quy tắc đòn bẩy.

Câu 8: Xe đẩy cút kít là ứng dụng của

A. đòn bẩy có điểm tựa ở giữa.

B. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

C. đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy).

D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 

Đáp án đúng là B

Xe đẩy cút kít là ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia.

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn.

B. nhỏ hơn, nhỏ hơn.

C. lớn hơn, lớn hơn.

D. lớn hơn, nhỏ hơn.

Đáp án đúng là A

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 10: Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ...".

A. cánh tay đòn.

B. trọng tâm.

C. trục quay.

D. hướng.

Đáp án đúng là A

Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn.

Video bài giảng KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng - Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá