Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.
Khoa học tự nhiên 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes
I. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng
- Mọi vật đều chịu tác dụng của trọng lực.
- Khi đồ nước vào cốc, nắp chai nhựa nổi lên, chứng tỏ nước tác dụng lực đẩy lên vật ngược chiều với trọng lực.
- Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó được gọi là lực đẩy Archimedes.
- Lực đẩy Archimedes tác dụng lên mọi vật đặt trong lòng chất lỏng.
- Viên bi, ốc vít kim loại trong nước chìm xuống do trọng lực tác dụng lớn hơn lực đẩy Archimedes.
- Miếng xốp nổi lên do lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lực tác dụng lên.
II. Độ lớn của lực đẩy Archimedes
- Thí nghiệm và phương pháp đo
Dụng cụ: Một lực kế có giới hạn đo 2 N; cân điện tử; quả nặng bằng nhựa 130 gi, bình tràn, ống đong, giả thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P.
+ Đưa quả nặng vào bình tràn đựng đẩy nước
+ Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm, đọc giá trị F trên lực kế. Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P - F
+ Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tỉnh trọng lượng của lượng nước đỏ, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.
+ Tiếp tục thực hiện thí nghiệm khi quả nặng chim xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm, 60 cm, 80 cm để xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước trần ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.
+ Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm.
+ So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng.
Định luật Archimedes
Nội dung định luật Archimedes: Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: F₁ = d.V. Trong đó, d là trọng lượng riêng của chất lỏng có đơn vị là N/m, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes
Câu 1: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?
A. Thể tích toàn bộ vật.
B. Thể tích chất lỏng.
C. Thể tích phần chìm của vật.
D. Thể tích phần nổi của vật.
Đáp án đúng là C
V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng hay là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 2: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V.
B. FA= Pvật.
C. FA= d.V.
D. FA= d.h.
Đáp án đúng là C
Công thức tính lực đẩy Ac-si-met: FA = d.V.
Câu 3: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,4 N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:
A. 2,7 N.
B. 1,4 N.
C. 1,3 N.
D. 0,5 N.
Đáp án đúng là C
Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: 2,7 – 1,4 = 1,3 N.
Câu 4: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng
A. trọng lượng của vật.
B. trọng lượng của chất lỏng.
C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
Đáp án đúng là C
Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng, khi nói về hướng của lực đẩy Ac-si-met?
A. Hướng thẳng đứng lên trên.
B. Hướng thẳng đứng xuống dưới.
C. Theo mọi hướng.
D. Một hướng khác.
Đáp án đúng là A
Lực đẩy Ac-si-met hướng thẳng đứng lên trên.
Câu 6: Thả một viên bi rơi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây là đúng?
A. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
B. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
C. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
D. Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm.
Đáp án đúng là B
Càng xuống sâu, lực đẩy Ac-si-met không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng.
Câu 7: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau được nhúng trong nước. Lực đẩy của nước tác dụng lên ba vật sẽ như thế nào?
A. Không bằng nhau vì ba vật làm bằng ba chất khác nhau.
B. Bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một loại chất lỏng là nước.
C. Không bằng nhau vì ba vật có hình dạng khác nhau.
D. Bằng nhau vì ba vật có trọng lượng riêng giống nhau.
Đáp án đúng là B
Lực đẩy của nước tác dụng lên ba vật bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một loại chất lỏng là nước.
Câu 8: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. FA = 0,37 N.
B. FA = 0,47 N.
C. FA = 0,57 N.
D. FA = 0,67 N.
Đáp án đúng là C
Đổi: 598,5 g = 0,5985kg.
10,5 g/cm3 = 10 500 kg/m3.
Thể tích của vật là:
Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là: FA = 10 000. 0,000057 = 0,57 N
Câu 9: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng bao nhiêu?
A. F = 0,045 N.
B. F = 4,5 N.
C. F = 0,45 N.
D. F = 45 N.
Đáp án đúng là C
Thể tích của vật là: V = 175 – 130 = 45 cm3.
Đổi: 45 cm3 = 0,000045 m3.
Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật là: FA = d.V = 10 000 . 0,000045 = 0,45 N.
Câu 10: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3, trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. F = 10 N.
B. F = 15 N.
C. F = 20 N.
D. F = 25 N.
Đáp án đúng là C
Đổi: 2dm3 = 0,002 m3.
Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước nhận giá trị là
F = 10 000. 0,002 = 20 N.
Video bài giảng KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes - Kết nối tri thức