Nghi ngờ anh M tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

425

Với giải Luyện tập 3 trang 133 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Luyện tập 3 trang 133 KTPL 11Em hãy chỉ ra hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:

a. Nghi ngờ anh M tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép, ông N là công an viên đã gửi giấy triệu tập, yêu cầu anh M tới trụ sở Cơ quan công an để lấy lời khai. Mặc dù anh M đã cung cấp các bằng chứng chứng minh mình ngoại phạm, không liên quan đến hành vi vi phạm nhưng ông N vẫn giữ anh M ở tại trụ sở Cơ quan công an trong 48 giờ mà không ra bất kì quyết định tạm giữ theo quy định của pháp luật. Việc làm của ông N đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh M.

b. Anh H và chị K là hàng xóm của nhau. Một hôm, thấy chị K vứt rác sang nhà mình nên anh H đã nhắc nhở. Hai bên lời qua tiếng lại. Nghe thấy cãi vã, vợ anh H chạy ra dùng hung khí đánh vào đầu chị K, khiến chị bị thương tật vĩnh viễn 15%. Hành vi của vợ anh H bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt một năm tù giam.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hậu quả hành vi của ông N

+ Đối với anh M: ông N đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh M

+ Đối với bản thân ông N: có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

- Trường hợp b. Hậu quả hành vi của vợ anh H

+ Đối với chị K: gây thương tật vĩnh viễn 15% cho chị K

+ Đối với bản thân vợ anh H: bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt một năm tù giam.

Bài tập vận dụng:
Câu 1. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.

B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.

D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

Chọn A

K là đối tượng bị truy nã quốc tế => việc bắt giữ K của lực lượng công an là đúng pháp luật.

Câu 2. Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. lên án, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Chọn C

Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

C. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Chọn B

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, như:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá