Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

301

Với giải Luyện tập 1 trang 133 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Luyện tập 1 trang 133 KTPL 11Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự. b. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.

c. Ai cũng có quyền bắt người nếu có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

d. Cơ quan điều tra tạm giữ hình sự người phạm tội đúng pháp luật thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

e. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi bắt, giữ người tuỳ tiện.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hành vi vi phạm gây ra.

- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì hành vi chia sẻ các thông tin không đúng sự thật nếu gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Nhận định c. Không đồng tinh với nhận định c vì chỉ được bắt người khi có căn cứ theo quy định pháp luật.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì việc tạm giữ người là được phép nếu có căn cứ và tiến hành theo trình tự luật định.

- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định của pháp luật: Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Bài tập vận dụng:
Câu 1. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Lực lượng công an bắt giữ K (đối tượng bị truy nã quốc tế) khi hắn đến Việt Nam.

B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.

D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

Chọn A

K là đối tượng bị truy nã quốc tế => việc bắt giữ K của lực lượng công an là đúng pháp luật.

Câu 2. Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. lên án, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Chọn C

Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

C. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Chọn B

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, như:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá