Giải Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ lớp 9

Giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Câu hỏi và bài tập (trang 43 sgk Hóa học lớp 9)

Bài 1 trang 43 sgk hóa học 9: Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, các em hãy chọn những chất thích hợp để viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất. 

1. Oxit

a) Oxit bazơ +.... → Bazơ;

b) Oxit bazơ +... → muối + nước;

c) Oxit axit  + ...   → axit;

d) Oxit axit  + .... → muối + nước;

e) Oxit axit  + oxit bazơ →  .... ;

2. Bazơ 

a) Bazơ  + ....    →  muối + nước;

b) Bazơ  + ....   → muối + nước;

c) Bazơ  + ....  → muối + bazơ;

d) Bazơ   →  oxit bazơ + nước; (đk to)

3. Axit

a) Axit  +...  → muối + hiđro;

b) Axit  +...  → muối + nước;

c) Axit + .... → muối + nước;

d) Axit  + muối → muối + axit;

4. Muối

a) Muối + ....   → Axit + Muối;

b) Muối + ....  → Muối + bazơ;

c) Muối + ....  → Muối + Muối;

d) Muối + .... → Muối + kim loại;

e) Muối   → ..... ;

Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học từ các bài trước để điền từ thích hợp vào chỗ trống
Lời gải:

1. Oxit

a) Oxit bazơ + nước → Bazơ;

Na2O + H2O → 2NaOH

b) Oxit bazơ + axit  → muối + nước;

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

c) Oxit axit  +  nước → axit;

SO3 + H2O → H2SO4

d) Oxit axit  + bazơ → muối + nước;

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

e) Oxit axit  + oxit bazơ → muối;

CO2 + CaO → CaCO3

2.Bazơ

a) Bazơ  +  axit  →  muối + nước;

NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) Bazơ  +  oxit axit  → muối + nước;

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

c) Bazơ  + muối  → muối + bazơ;

2NaOH + CuSO4→ Cu(OH)2↓ + Na2SO4

d) Bazơ   →  oxit bazơ + nước; (đk to)

Cu(OH) CuO + H2O

3. Axit

a) Axit  + kim loại → Muối + hiđro;

2HCl + Fe → FeCl+ H2

b) Axit + bazơ → muối + nước;

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

c) Axit + oxit bazơ → muối + nước;

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

d) Axit  +  muối → muối + axit;

2HCl + CaCO3→ CaCl2 + H2O + CO2↑ (Axit H2CO3 không bền bị phân hủy thành H2O và CO2)

4. Muối

a) Muối + axit  → axit + Muối;

2HCl + Na2SO→ 2NaCl + H2O + SO2↑ (Axit H2SO3 không bền bị phân hủy thành H2O và SO2)

b) Muối + bazơ → Muối + bazơ;

Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

c) Muối + muối → Muối + Muối;

Na2CO3 + CaCl2→ CaCO3↓ + 2NaCl

d) Muối + kim loại → Muối + kim loại;

Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2 + 2Ag↓

e) Muối   →  nhiều chất mới;

2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2

Bài 2 trang 43 sgk hóa học 9: Để một mẩu natrihiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục n­ước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với :

a) Oxi của không khí

b) Hơi n­ước trong không khí

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí

d) Cacbon đioxit và hơi n­ớc trong không khí

e) Cacbon đioxit trong không khí

Phương pháp giải:

Suy luận:

Chất khí làm đục nước vôi trong => Chỉ có thể là CO2  => Chất rắn màu trắng phải chứa Na2CO3

Lời gải:

Chọn (e)

NaOH tác dụng với dd HCl nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dd HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là muối cacbonnat Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với cacbon đioxít CO2 trong không khí.

PTHH: 

2 NaOH   +   CO →   Na2CO   +    H2O

Na2CO3    +   2HCl → 2NaCl   +   H2O   +    CO2

Ca(OH)2   +   CO → CaCO3    +   H2

Bài 3 trang 43 sgk hóa học 9: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi 

a. Viết các phương trình hóa học 

b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung

c. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc

Phương pháp giải:

a) Viết các PTHH:

CuCl2 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + 2NaCl (dd)       (1)

Cu(OH)(r)  CuO (r) + H2O (h)    (2)

b) Từ phương trình (1) xét xem CuCl2 hay NaOH đã phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết. Từ đó tính được nCuO theo chất phản ứng hết

c) Tương tự phần b) 

Lời gải:

a) Các phương trình hóa học

CuCl2 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + 2NaCl (dd)  (1)

Cu(OH)(r)  CuO (r) + H2O (h)                              (2)

b) Khối lượng CuO thu được sau khi nung:

Số mol NaOH đã dùng : nNaOH = 20/40 = 0,5 (mol).

Số mol NaOH đã tham gia phản ứng : 

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,2.2 = 0,4 (mol). 

Vậy NaOH đã dùng là dư.

+ Theo ( 1 ) và (2)  

 nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

+ Khối lượng CuO thu được : mCuO = 80.0,2 = 16 (g)

c) Khối lượng các chất tan trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư :

+ Số mol NaOH trong dd : nNaOH = 0,5 -0,4 =0,1 (mol)

+ Có khối lượng là : mNaOH = 40.0,1 = 4 (g).

Khối lượng NaCl trong nước lọc :

+ Theo (1), số mol NaCl sinh ra là : nNaCl = 2nCuCl2 = 2.0,2 = 0,4 (mol).

+ Có khối lượng là : mNaCl = 58,5.0,4 = 23,4 (g).

Đánh giá

0

0 đánh giá