M xảy ra mâu thuẫn với A (bạn học cùng lớp) nên đã viết bài bày tỏ những cảm xúc tiêu cực về A và đăng lên một nhóm kín

490

Với giải Luyện tập 3 trang 135 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Luyện tập 3 trang 135 KTPL 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. M xảy ra mâu thuẫn với A (bạn học cùng lớp) nên đã viết bài bày tỏ những cảm xúc tiêu cực về A và đăng lên một nhóm kín trên mạng xã hội. Bài viết của M đã nhận được nhiều phản hồi từ các thành viên cùng nhóm, trong đó, phần lớn các bình luận bày tỏ thái độ đồng tinh, ủng hộ M và có những bình luận xúc phạm A.

Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?

Tình huống b. Với mục đích trêu đùa, tăng lượng tương tác, Q đã bịa ra một số thông tin giật gân không có thật rồi đăng tải lên mạng xã hội. Bài đăng của Q được một số người chia sẻ lại nên lan truyền nhanh khiến nhiều người hiểu nhầm và nảy sinh tâm lí hoang mang, lo sợ.

Theo em, hành vi của Q có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi của M và các thành viên trong nhóm đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi đó đã vi phạm quy định của pháp luật, lan truyền những thông tin tiêu cực, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của A.

- Tình huống b. Hành vi của Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi bịa đặt thông tin giật gân, sai sự thật đăng tải lên mạng xã hội sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu, vi phạm quy định của pháp luật.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. lan truyền bí mật nhà nước.

B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.

C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.

D. chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.

Đáp án đúng là: B

Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là phát biểu ý kiến trong hội nghị.

Câu 2. Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?          

A. Tự do ngôn luận.          

B. Thông cáo báo chí.

C. Đối thoại trực tuyến.

D. Kiểm soát truyền thông.

Đáp án đúng là: A

Bạn M đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 3. Đọc tình huống sau và cho biết: người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?

Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự. 

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, người dân xã X đã thực hiện quyền tự do báo chí của công dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá