Với giải Vận dụng trang 128 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Vận dụng trang 128 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn lên kế hoạch và thực hiện một hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cho những người xung quanh.
Lời giải:
(*) Gợi ý: thiết kế tờ gấp tuyên truyền về: các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.
B. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
C. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.
D. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
Đáp án đúng là: D
Việc anh P tự ý mở điện thoại của em trai đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Câu 2. Trong tình huống sau, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?
Tình huống. K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí.
Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
Đáp án đúng là: B
Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên: từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của việc vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
Đáp án đúng là: D
Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 126 KTPL 11: Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 127 KTPL 11: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:...
Luyện tập 4 trang 127 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: