Người dân chỉ được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi họ đang ở tại nhà riêng của mình

336

Với giải Luyện tập 1 trang 121 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Luyện tập 1 trang 121 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Người dân chỉ được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi họ đang ở tại nhà riêng của mình.

b. Khi nghi ngờ nhà hàng xóm lấy trộm đồ của minh thi có quyền tự ý vào chỗ ở của họ để khám xét.

c. Chỉ được khám nhà khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc khám nhà phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

d. Chỉ có các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật mới có trách nhiệm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Lời giải:

- Ý kiến a. Sai, vì pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ở tất cả những nơi thuộc về chỗ ở hợp pháp của công dân bao gồm nhà ở; tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; nhà khác nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

- Ý kiến b. Sai, vì việc tự ý khám xét nhà của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà vì những nghi ngờ vô căn cứ là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu tự ý thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Ý kiến c. Đúng, vì pháp luật Việt Nam quy định chỉ những người có thẩm quyền thuộc các cơ quan chức năng mới được ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).

- Ý kiến d. Sai, vì thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. lên án, ngăn chặn.

C. học tập, noi gương.

D. khuyến khích, cổ vũ.

Đáp án đúng là: B

Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Câu 2. Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: D

Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 3. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. B và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, B thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo B cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là B, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Đáp án đúng là: C

Nếu là B, em sẽ: không đồng ý với ý kiến của bạn, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng, vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và có thể dẫn đến những hậu quả không tốt.

Đánh giá

0

0 đánh giá