Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt nào

655

Trả lời Câu 8 trang 131 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Tự đánh giá trang 127 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá trang 127 hay nhất

Câu 8 (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt nào?

Trả lời:

Cách 1:

Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hình thành những thói quen tốt:

- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng những tồn tại lỗ hổng về kiến thức cơ bản.

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

- Có tinh thần đoàn kết, gắn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày.

- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, tỏ thái độ kì thị trong kinh doanh, quen với chế độ bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín".

Cách 2:

- Cần phát huy điểm mạnh, hình thành những thói quen tốt: sự thông minh, nhạy bén, với cái mới, sự cần cù, sáng tạo. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp chúng ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại.

- Khắc phục những điểm yếu: khắc phục những lỗ hổng về kiến thức cơ bản, do chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt; thiếu đức tính tỉ mỉ; làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ; khắc phục tính đố kị của lối sống theo thứ bậc, không phải theo năng lực; thái độ kì thị đối với việc kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức; thói quen “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín”,…

Đánh giá

0

0 đánh giá