Trả lời Câu 3 trang 114 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Hịch tướng sĩ hay nhất
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên của tác giả dựa trên cơ sở nào?,…)
Trả lời:
Cách 1:
- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:
+ Trong phần mở đầu của bài, tác giả nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong Bắc sử với mục đích nhằm ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời, đồng thời giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ với mong muốn tác động trực tiếp đến tinh thần, ý chí quyết tâm chống lại quân giặc, cần có trách nhiệm bảo vệ đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
+ Lời khuyên của tác giả ông đưa ra phương hướng cụ thể, đúng đắn, những việc nên và cần làm cho tướng sĩ của mình: khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa, cần đề cao tinh thần cảnh giác và huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.
Cách 2:
- Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:
+ Đầu tiên, nêu tấm gương trung thần nghĩa sĩ từ bao đời vì nước, vì chủ mà sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. → Giúp các tướng sĩ nhìn lại chính bản thân họ mà cảm thấy trách nhiệm của mình với chủ tướng và đất nước.
+ Tiếp theo, nói lên sự ngang ngược, hống hách, vô lễ của sứ giặc đối với triều đình và các bậc tể phụ để các tướng sĩ thấy được sự nhục nhã trước thái độ của kẻ thù và lòng căm thù những hành động của chúng. Phần này như một phản đề với việc nêu lên các tấm gương lẫm liệt ở phía trên.
+ Từ đó, khơi gợi lại mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, những quyền lợi, ân huệ mà họ đã được hưởng, khích lệ ý thức trách nhiệm của họ với triều đình, đất nước, khuyên nhủ làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai.
+ Cuối cùng, khích lệ tướng sĩ chịu khó luyện tập binh pháp để lo trừ giặc, bảo vệ xã tắc, rửa mối hận cho non sông.
- Cách triển khai lập luận của tác giả: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, các ý gắn bó theo quan hệ nội dung trước là tiền đề, đòn bẩy cho nội dung sau. Tất cả nhằm hướng đến đích kêu gọi các tướng sĩ hăng hái rèn luyện để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, non sông.
- Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ nền tự do dân tộc, dựa trên sự hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ của mỗi tướng sĩ.
Video bài giảng Văn 8 Hịch tướng sĩ - Cánh diều
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 109 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1):...
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này....
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Nội dung chính của phần (2) là gì?...
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Chú ý nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3)....
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?...
Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?...
Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Những vấn đề nào được nêu ở đoạn cuối phần (3)?...
Câu 7 (trang 113 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm giải thích cho điều gì?...
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: