Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao

265

Với giải Luyện tập 1 trang 125 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc

Luyện tập 1 trang 125 KTPL 11Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi người.

b. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử phạt hành chính.

c. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

d. Xây dựng, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia chỉ là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. e. Phòng chống tội phạm không phải là nội dung của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nghĩa vụ quân sự chi bắt buộc đối với công dân nam đạt độ tuổi và đáp ứng những điều kiện nhất định. Ngoài ra, người không có quốc tịch Việt Nam thì không phải thực hiện nghĩa vụ này.

- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lí hình sự.

- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại Điều 44 Hiến pháp năm 2013, phần bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, đây còn là nhiệm vụ của toàn dân.

- Nhận định e. Không đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại Điều 46 Hiến pháp năm 2013, phòng chống tội phạm (với nghĩa rộng là bảo vệ trật tự, an toàn xã hội) cũng là một phần của nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. Tham gia dân quân tự vệ.

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Chọn D

- Trong hoạt động bảo vệ Tổ quốc, công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;

+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc,....

Câu 2. Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

A. Ông Q và anh V.

B. Ông K và anh V.

C. Ông Q và ông K.

D. Ông Q, ông K và anh V.

Chọn A

Trong tình huống trên, ông Q và anh V đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng việc chủ động theo dõi, đánh dấu vị trí và trình báo kịp thời hành vi chôn giấu vũ khí của nhóm người khả nghi với các cán bộ biên phòng trên địa bàn.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

A. Chống phá chính quyền địa phương.

B. Tuyên tuyền đường lối của Đảng.

C. Tham gia dân quân tự vệ.

D. Giữ gìn an ninh, trật tự.

Chọn A

Chống phá chính quyền địa phương là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá