Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 KHTN 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi từ màu tím sang màu đỏ?

A. HNO3.

B. NaOH.

C. Ca(OH)2.

D. NaCl.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.               

B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.                         

D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Câu 3: Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức hoá học của calcium hydroxide là

A. CaO.                          

B. Ca(OH)2.                   

C. CaSO4.

D. CaCO3.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Potassium hydroxide.                                  

B. Acetic acid.

C. Nước.                                                          

D. Sodium chloride.

Câu 5: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo

A. lượng electron chạy qua đoạn mạch.

B. nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.

C. cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

D. độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.

Câu 6: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Nồi cơm điện.

B. Tivi.

C. Quạt máy.

D. Đèn ống.

Câu 7: Tìm phát biểu sai.

Tác dụng của sơ đồ mạch điện là

A. Mô tả đơn giản các mạch điện.

B. Dựa vào sơ đồ để lắp một mạch điện đúng như yêu cầu.

C. Cho biết công dụng của các bộ phận trong mạch điện.

D. Giúp ta dễ dàng kiểm tra, sửa chữa mạch điện khi có sự cố.

Câu 8: Đơn vị của cường độ dòng điện, hiệu điện thế lần lượt là

A. ampe (A), jun (J).

B. ampe (A), vôn (V).

C. ampe (A), oát (W).

D. vôn (V), ampe (A).

Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 10: Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hoà sự sinh trưởng của cơ thể?

A. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục.        

B. Tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục.

C. Tuyến tuỵ, tuyến cận giáp, tuyến ức.            

D. Tuyến sinh dục, tuyến ức, tuyến giáp.

Câu 11: Lớp dưới cùng của da được gọi là

A. lớp bì.                        

B. lớp biểu bì.                

C. lớp mỡ.         

D. lớp dưới niêm mạc.

Câu 12: Âm đạo có chức năng nào dưới đây?

A. Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

B. Sản xuất hormone sinh dục nữ.                     

C. Tiết chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

D. Đón trứng chín khi trứng rụng.

Câu 13: Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm.

B. Nồng độ O2.

C. Nhiệt độ.

D. Ánh sáng.

Câu 14: Giới hạn sinh thái là

A. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định.

B.  Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất. 

D. Giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà thấp hơn hoặc cao hơn giá trị đó sinh vật sẽ chết.

Câu 15: Quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào dưới đây?

A. Nhóm đang sinh sản. 

B. Nhóm sau sinh sản. 

C. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

D. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

Câu 16: Quần xã nào đưới dây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.                                             

B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc.                                                         

D. Đồng rêu đới lạnh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy nêu khái niệm base?

b. (1 điểm) Hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Bài 2. (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Hãy đổi ra đơn vị mA các giá trị sau: 12 A; 0,2 A.

b. (1 điểm) Em hãy nêu ba vật liệu thường dùng làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng làm vật cách điện.

Bài 3.

a. (1 điểm) Trình bày nguyên nhân và hậu quả của bệnh mụn trứng cá.

b. (1 điểm) Hãy giải thích tại sao các bác sĩ da liễu thường đưa ra những lời khuyên như: không nên trang điểm thường xuyên, lạm dụng kem phấn, để lớp trang điểm trên da quá lâu; nên vệ sinh da đúng cách.

Bài 4. (1 điểm) Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I. Trắc nghiệm

1 - A

2 - C

3 - B

4 - A

5 - C

6 - A

7 - C

8 - B

9 - A

10 - A

11 - C

12 - C

13 - B

14 - B

15 - D

16 - A

Phần II. Tự luận

Bài 1.

a. Khái niệm base: Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH.

b. nZn=0,6565=0,01mol

Phương trình hoá học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình hoá học: nmuối = nZn = 0,01 mol

 Khối lượng muối: mmuối = 0,01. (65 + 35,5.2) = 1,36 (gam).

Bài 2.

a. 12 A = 12 000 mA; 0,2 A = 200 mA.

b.

Ba vật liệu thường dùng làm vật dẫn điện: đồng, nhôm, sắt.

Ba vật liệu thường dùng làm vật cách điện: sứ, gỗ khô, nhựa.

Bài 3.

a.

Nguyên nhân

Hậu quả

- Vi khuẩn.

- Thay đổi hormone.

- Một số loại mĩ phẩm, thuốc,…

- Gây đau, sưng.

- Gây sẹo mụn, tăng sắc tố da.

- Ảnh hưởng đến tâm lí.

b. Không nên trang điểm thường xuyên, lạm dụng kem phấn, để lớp trang điểm trên da quá lâu vì có thể khiến chân lông bị bít tắc làm da không thể bài tiết được dẫn đến gây hại cho da như viêm da, nổi mụn,…

- Nên vệ sinh da đúng cách để đảm bảo cho da sạch sẽ, phòng chống các bệnh về da và giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể (da sạch có khả năng diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da nhưng da bẩn chỉ diệt được khoảng 5%).

Bài 4.

Một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải vì những loại cây này có giới hạn sinh thái về ánh sáng thấp hơn → Cường độ chiếu sáng thấp sẽ phù hợp với khoảng thuận lợi của chúng → Năng suất cao hơn.

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn:  Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Câu 1 :  Điền từ thích hợp vào chỗ trống. “Nhiều vật sau khi bị cọ xát …. các vật khác”

  • A
    Có khả năng đẩy
  • B
    Có khả năng hút
  • C
    Vừa đẩy vừa hút
  • D
    Không đẩy và không hút

Câu 2 :  Chọn câu sai

  • A
    Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
  • B
    Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
  • C
    Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
  • D
    Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau

Câu 3 :  Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:

  • A
    Có khả năng đẩy các vật khác
  • B
    Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
  • C
    Còn được gọi là vật mang điện tích
  • D
    Không có khả năng đẩy các vật khác

Câu 4 :  Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:

  • A
    Mà không cần cọ xát
  • B
    Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
  • C
    Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
  • D
    Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông

Câu 5 :  Chọn phát biểu đúng

  • A
    Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
  • B
    Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
  • C
    Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
  • D
    Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Câu 6 :  Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

  • A
    Quạt máy
  • B
    Acquy
  • C
    Bếp lửa
  • D
    Đèn pin

Câu 7 :  Điều kiện để có dòng điện là:

  • A
    Chỉ cần có hiệu điện thế
  • B
    Chỉ cần có các vật dẫn nối liền thành một mạch lớn.
  • C
    Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
  • D
    chỉ cần có nguồn điện

Câu 8 :  Quy ước nào sau đây là đúng

  • A
    Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
  • B
    Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
  • C
    Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
  • D
    Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín

Câu 9 :  Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Câu 10 :  Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 2)

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Câu 11 :  Sơ đồ mạch điện là:

  • A
    Ảnh chụp mạch điện thật
  • B
    Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
  • C
    Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
  • D
    Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ

Câu 12 :  Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:

  • A
    Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết
  • B
    Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện
  • C
    Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì
  • D
    Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế

Câu 13 :  Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A
    Bóng đèn chỉ nóng lên .
  • B
    Bóng đèn chỉ phát sáng.
  • C
    Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
  • D
    Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Câu 14 :  Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

  • A
    Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
  • B
    Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
  • C
    Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
  • D
    Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 15 :  Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  • A
    Máy bơm nước chạy điện
  • B
    Công tắc
  • C
    Dây dẫn điện ở gia đình
  • D
    Đèn báo của tivi

Câu 16 :  Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

  • A
    Bóng đèn đui ngạnh
  • B
    Đèn điot phát quang
  • C
    Bóng đèn xe gắn máy
  • D
    Bóng đèn pin

Câu 17 :  Cường độ dòng điện được kí hiệu là

  • A
    V       
  • B
    A       
  • C
    U       
  • D
    I

Câu 18 :  Ampe kế là dụng cụ để đo:

  • A
    cường độ dòng điện
  • B
    hiệu điện thế
  • C
    công suất điện
  • D
    điện trở

Câu 19 :  Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo

  • A
    hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.
  • B
    hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
  • C
    hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.
  • D
    hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu 20 :  Chọn câu trả lời đúng: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở.

  • A
    Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện
  • B
    Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.
  • C
    Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.
  • D
    Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.

Câu 21 :  Nhiệt lượng là

  • A
    Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • B
    Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
  • C
    Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • D
    Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 22 :  Tìm phát biểu sai

  • A
    Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
  • B
    Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  • C
    Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
  • D
    Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 23 :  Chọn câu sai trong những câu sau:

  • A
    Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B
    Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C
    Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D
    Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 24 :  Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

  • A
    Cọ xát vật lên mặt bàn.
  • B
    Đốt nóng vật.
  • C
    Làm lạnh vật.
  • D
    Đưa vật lên cao.

Câu 25 :  Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?

  • A
    Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
  • B
    Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
  • C
    Để tăng thêm bề dày của kính.
  • D
    Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu 26 :  Bức xạ nhiệt là:

  • A
    Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B
    Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C
    Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D
    Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 27 :  Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A
    Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • B
    Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • C
    Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
  • D
    Các phương án trên đều đúng.

Câu 28 :  Kết luận nào sau đât là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxy?

  • A
    không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi
  • B
    không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi
  • C
    không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau 
  • D
    cả ba kết luận trên đều sai

Câu 29 :  Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn

  • A
    nhiều hơn- ít hơn
  • B
    nhiều hơn- nhiều hơn
  • C
    ít hơn- nhiều hơn
  • D
     ít hơn- ít hơn

Câu 30 :  Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

  • A
    Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
  • B
    Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
  • C
    Chỉ có chiều cao tăng.
  • D
    Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

ĐÁP ÁN

Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 3)

Đánh giá

0

0 đánh giá