Bộ 10 đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 KHTN 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học: 202.. - 202..

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Thiết bị nào sau đây là thiết bị đo điện?

A. Pin.

B. Cầu chì.

C. Ampe kế.

D. Công tắc.

Câu 2: Thao tác lấy hóa chất nào sau đây không đúng?

A. Dùng thìa kim loại để lấy hóa chất dạng lỏng.

B. Dùng thìa xúc hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng bột.

C. Dùng kẹp gắp hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng miếng.

D. Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất dạng lỏng.

Câu 3: Nến thường được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:

1. Parafin nóng chảy. 

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.

Quá trình nào có sự biến đổi hoá học? 

A. 1. B. 2.

C. 3. D. Cả 1, 2, 3.

Câu 4: Cho muối ăn vào nước và khuấy đều ta thu được

A. huyền phù.

B. dung dịch.

C. nhũ tương.

D. dung môi.

Câu 5: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Đốt trong lò kín.

B. Xếp củi chặt khít.

C. Thổi không khí khô.

D. Thổi hơi nước.

Câu 6: Dãy chất nào chỉ gồm các acid?

A. HCl; NaOH.

B. CaO; H2SO4.

C. H3PO4; HNO3.

D. SO2; KOH.

Câu 7: Dung dịch/chất lỏng nào sau đây có pH < 7?

A. Nước đường.

B. Nước cất.

C. Giấm ăn.

D. Nước muối sinh lí.

Câu 8: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?

A. Fe2O3

B. CaO. 

C. SO3.

D. Al2O3.

Câu 9: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu nhờn có thể tích 0,8 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu nhờn.

B. Khối lượng riêng của dầu nhờn bằng 1,25 khối lượng riêng của nước.

C. 1 lít dầu nhờn có khối lượng nhỏ hơn 1 lít nước.

D. Khối lượng riêng của nước bằng 1,25 khối lượng riêng của dầu nhờn.

Câu 10: Muốn kiểm chứng độ lớn lực đẩy Archimedes cần phải đo độ lớn lực đẩy Archimedes và

A. trọng lượng chất lỏng (nước).

B. trọng lượng của vật.

C. trọng lượng của phần chất lỏng (nước) có thể tích bằng thể tích của vật.

D. thể tích chất lỏng.

Câu 11: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất?

A. N/m3.

B. Pa.

C. atm.

D. N/m2.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của máy thủy lực.

A. Máy thủy lực cho ta lợi về đường đi.

B. Máy thủy lực cho ta lợi về lực.

C. Máy thủy lực cho ta lợi về công. 

D. Máy thủy lực cho ta lợi về diện tích mặt tiếp xúc.

Câu 13: Chọn câu đúng nhất.

Tác dụng làm vật quay càng lớn khi

A. khối lượng của vật càng lớn.

B. độ lớn lực tác dụng vào vật lớn.

C. khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng lớn.

D. độ lớn lực tác dụng vào vật và khoảng cách từ giá của lực đến trục quay càng lớn.

Câu 14: Trong chiếc cối xay gió, lực nào gây ra moment làm quay máy cối xay?

A. Lực của các con ngựa kéo.

B. Lực của gió.

C. Lực của động cơ gắn trong cối xay.

D. Lực của các người thợ xay bột.

Câu 15: Có mấy loại đòn bẩy?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 16: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Ròng rọc để kéo cơ lên ở cột cờ.

B. Cái mở nút chai.

C. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.

D. Cái búa nhổ đinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm)

a. Nêu các tính chất hoá học của base mà em đã được học?

b. Hoàn thành bảng sau:

Muối

KCl

 

K2CO3

 

Tên gọi

 

Sodium sulfate

 

Ammonium chloride

Bài 2: (1 điểm) Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. Tính thể tích khí H2 (ở 25 °C, 1 bar) thu được sau phản ứng.

Bài 3: (1,5 điểm) Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải để được 

câu có nội dung đúng.

1. Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng

 

a. moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

2. Lực càng lớn, moment lực càng lớn

 

b. Moment lực.

3. Giá của lực càng cách xa trục quay

 

c. Tác dụng làm quay càng lớn.

   

d.  tác dụng chuyển động của lực càng lớn.

 

Bài 4: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

b. (0,5 điểm) Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10 300 N/m3. Áp suất ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là bao nhiêu?

c. (1 điểm) Từ các dụng cụ bút viết, thước kẻ, bút xóa, cục tẩy. Em hãy tạo lên một cái bập bênh và chỉ rõ các điểm tựa, điểm đặt lực trên hình vẽ (phác họa, nêu tên vật, không cần chính xác hình dạng đồ vật).

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm

1. C

2. A

3. C

4. B

5. C

6. C

7. C

8. D

9. B

10. C

11. A

12. B

13. D

14. C

15. C

16. A

Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!

Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

5

1 đánh giá

1