Bộ 10 đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 GDCD 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Ma trận đề thi

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025

 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục đạo đức

Bảo vệ lẽ phải

4 câu

 

2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

4 câu

 

1 câu

2 câu

1 câu

 

2

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực gia đình

4 câu

 

1 câu

1 câu

2 câu

 

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: GDCD lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo vệ lẽ phải.  

B. Bảo vệ đạo đức.    

C. Tôn trọng sự thật.

D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.

B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.

C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.

D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 4. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ

A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.  

B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

C. được mọi người yêu mến, quý trọng.  

D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 5. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.

B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.

C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 7. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.  

B. Bạn M.

C. Hai bạn K và Đ.  

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.

B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

Câu 9. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.

C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Môi trường.  

. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Biến đổi khí hậu.   

D. Thời tiết.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.    

B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.  

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

C. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Câu 13. “Đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên” là vai trò của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhà nước. 

B. Cá nhân công dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cơ sở giáo dục.

Câu 14. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.

B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người.

C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.

D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

A. Ông P.     

B. Anh K.

C. Ông P và anh K.     

D. Không có nhân vật nào.

Câu 16. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ chiếc xe ô tô vì thiếu ý thức.

D. Báo công an và  nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 17. Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.

B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.

C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.

D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 19. Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực thể chất.   

B. Bạo lực tinh thần.  

C. Bạo lực kinh tế.     

D. Bạo lực tình dục.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

C. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

D. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Câu 21. Chủ thể nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn.

B. Chị C thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

C. Chị K nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

D. Thấy bố tức giận, C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

Câu 22. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.

D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

Câu 23. H sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi H (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, H đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

Nếu là bạn thân của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

B. Khuyên H nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.

C. An ủi H; khuyên H nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.

D. Khuyên H bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.

Câu 24. Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thông báo sự việc với người thân.   

B. Giấu giếm, bao che cho đối phương.

C. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.  

D. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây:

a) Vào dịp hè, gia đình D tổ chức đi tắm biển. Sau khi ăn uống, D nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi ném xuống biển. 

b) Mỗi khi thấy em trai ra ngoài không tắt điện, M đều nhắc nhở em quay lại tắt công tắc và khuyên em nên sử dụng tiết kiệm điện, nước.

Câu 2 (2,0 điểm): Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

a) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-D

4-C

5-B

6-C

7-B

8-D

9-B

10-A

11-D

12-D

13-A

14-C

15-A

16-A

17-C

18-D

19-D

20-B

21-D

22-B

23-C

24-B

           

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

- Trường hợp a) Việc làm của D là chưa đúng, vì ném rác xuống biển sẽ gây ô nhiễm môi trường biển, cá chết,...

- Trường hợp b) Hành vi của em trai M là chưa đúng, chưa biết tiết kiệm điện. Việc làm của M là đúng, vì M đã nhắc nhở em trai của mình quay vào tắt công tắc điện khi ra ngoài; đồng thời, M còn khuyên em nên sử dụng tiết kiệm điện, nước.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tình huống a) T nên nhờ người thân (nếu có) can thiệp, giúp đỡ. Nếu không, T nên tìm người có thẩm quyền nhờ giúp đỡ và tìm mọi cách để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó (có thể tìm đến một cơ sở mái ấm tình thương hoặc tìm người tn tử tế, có điều kiện nhờ giúp đỡ).

- Tình huống b) Bạn B nên tìm người có trách nhiệm (công an, tổ trưởng tổ dân phố,..) để báo cho họ biết và can thiệp, giúp em bé thoát khỏi tình trạng này.

Đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá