Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 11 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

1. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, như:

+ Tín ngưỡng phồn thực.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

- Các tín ngưỡng bản địa đã có sự dung hợp với Ấn Độ giáo và Phật giáo.

2. Chữ viết, văn học

a. Chữ viết: 

Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết trên cơ sở hệ thống chữ viết cổ của Ấn Độ.

- Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

b. Văn học: 

- Văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm như: Ramayana, Mahabharta, Riêmkê…

3. Kiến trúc-điêu khắc

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,

+ Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

+ Loại hình điều khắc chủ yếu ở Đông Nam Á là phù điều, tượng thần, Phật,...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | Kết nối tri thức

B. 11 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Câu 1. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo, như

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

C. Đạo giáo, Nho giáo.

D. Nho giáo, Hin-đu giáo.

Đáp án: A.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo, như: Ấn Độ giáo, Phật giáo (SGK Lịch Sử 6/ trang 60).

Câu 2. Quần thể tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Nho giáo.

Đáp án: C.

Quần thể tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ giáo (SGK Lịch Sử 6/ trang 60).

Câu 3. Kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới là công trình kiến trúc nào dưới đây?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Phật viện Đồng Dương.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Tháp bà Po Nagar.

Đáp án: C.

Đền Bô-rô-bu-đua là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII (SGK Lịch Sử 6/ trang 60).

Câu 4. Tác phẩm Ra-ma-kien của người Thái Lan được lấy cảm hứng từ bộ sử thi nào dưới đây?

A. Ra-ma-ya-na.

B. Đăm-săn.

C. I-li-át.

D. Ô-đi-xê.

Đáp án: A.

Tác phẩm Ra-ma-kien của người Thái Lan được lấy cảm hứng từ bộ sử thi Ra-ma-ya-na (SGK Lịch Sử 6/ trang 59).

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác trên thế giới.

B. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

C. Cư dân đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa trên cơ sở văn hóa ngoại lai.

D. Các loại hình điêu khắc chủ yếu ở Đông Nam Á là: phù điêu, tượng thần, Phật…

Đáp án: A.

Văn hóa Đông Nam Á sớm có sự giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn, như: Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng phồn thực.

B. Thờ phụng Chúa Trời.

C. Tục thờ cúng tổ tiên.

D. Tục cầu mưa.

Đáp án: B.

Các tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á, bao gồm: tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa….

Câu 7. Chữ Môn cổ được sáng tạo ra dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Pa-li.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Hán.

Đáp án: B.

Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (người Mi-an-ma) đã sáng tạo ra chữ Môn cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 59).

Câu 8. Chữ Mã Lai cổ được sáng tạo ra dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Pa-li.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Hán.

Đáp án: A.

Trên cơ sở chữ Phạn, người Mã Lai đã sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 59).

Câu 9. Chữ Khơ-me cổ được sáng tạo ra dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Pa-li.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Hán.

Đáp án: A.

Trên cơ sở chữ Phạn, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 59).

Câu 10. Trong những thế kỉ đầu Công nguyên, người Việt đã kế thừa hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Pa-li.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Hán.

Đáp án: D.

Trong những thế kỉ đầu Công nguyên, người Việt đã kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.

B. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra tôn giáo riêng là: Phật giáo, Hin-đu giáo.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.

Đáp án: B.

Phật giáo, Ấn Độ giáo là thành tựu của cư dân Ấn Độ cổ đại.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lý thuyết Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lý thuyết Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Đánh giá

0

0 đánh giá