Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

3.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

- Đông Nam Á nằm ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế:

+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

+ Cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtrâylia.

- Đông Nam Á bao gồm hai khu vực: lục địa và hải đảo.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển cho các cây trồng.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á | Kết nối tri thức

2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.

- Thế kỉ VII TCN - VII, ở Đông Nam Á lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì: 

+ Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (ở Việt Nam hiện nay)

+  Các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan).

+ Các vương quốc ở các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á | Kết nối tri thức

- Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị sầm uất đã xuất hiện như: Óc Eo, Ta-cô-la…

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Câu 1. Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là

A. Am-xtét-đam.

B. Mác-xây.

C. Ta-cô-la.

D. Pi-rê.

Đáp án: C.

Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là Ta-cô-la (SGK Lịch Sử 6/ trang 54).

Câu 2. Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII,ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia sơ kì như

A. Văn Lang, Chăm-pa, Phù Nam.

B. Ăng-co, Sri Vi-giay-a, Đại Việt.

C. Ma-ta-ram, Pa-gan, Đại Việt.

D. Ăng-co, Ma-ta-ram, Pa-gan.

Đáp án: A.

Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII,ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang, Chăm-pa, Phù Nam.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Công cụ đồ đá phát triển với trình độ cao.

C. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

Đáp án: B.

Những cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á:

+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.

+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

+ Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 4. Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như:

A. Ba-bi-lon, Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa…

B. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

C. Ba-bi-lon, U-rúc, Đva-ra-va-ti, Sri-kse-tra…

D. A-ten, Lang-ka-su-tra, Ma-lay, Chân Lạp…

Đáp án: B.

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như: Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

Câu 5. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Đáp án: A.

Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII (SGK Lịch Sử 6/ trang 52).

Câu 6. Khu vực Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án: A.

Khu vực Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (SGK Lịch Sử 6/ trang 52).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Án ngữ ở vị trí “ngã tư” đường giao thông quốc tế.

B. Gồm 2 khu vực riêng biệt là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn.

D. Đất đai ít, cằn khô nên chỉ thích hợp trồng các cây lâu năm như: nho, ô liu.

Đáp án: D.

Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

+ Án ngữ ở vị trí “ngã tư” đường giao thông quốc tế (cầu nối giữa: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-lia).

+ Gồm 2 khu vực riêng biệt là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn.

Câu 8. Khu vực Đông Nam Á được biết đến là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Bạch dương.

B. Nho.

C. Lúa nước.

D. Ô liu.

Đáp án: C.

Khu vực Đông Nam Á được biết đến là quê hương của cây lúa nước (SGK Lịch Sử 6/ trang 52).

Câu 9. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này

A. tiếp giáp với Ấn Độ.

B. là trung tâm của thế giới.

C. tiếp giáp với Trung Quốc.

D. là “ngã tư đường” của thế giới.

Đáp án: D.

Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này là “ngã tư đường” của thế giới (Đông Nam Á là cầu nối giữa: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-lia).

Câu 10. Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là

A. Óc Eo.

B. Pi-rê.

C. Am-xtét-đam.

D. Mác-xây.

Đáp án: A.

Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là Óc Eo (SGK Lịch Sử 6/ trang 54).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Lý thuyết Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Đánh giá

0

0 đánh giá