Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Bác sĩ của nhân dân” (trang 13) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS thực hiện yêu cầu: Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”
Lại Thế Luyện
Câu 1. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
D. Để cho cả lớp mang về trồng.
Câu 2. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? (0,5 điểm)
A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
B. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
C. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
D. Thầy dạy học sinh phải biết quý trọng đồ ăn qua những củ khoai tây.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Con người sống phải biết cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
B. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
C. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.
D. Con người không nên lừa dối nhau.
Câu 4. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
Câu 5. Em hãy gạch chân vào thành phần chính của câu: (1 điểm)
Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:
(Trích “Hoa cúc áo – Trần Đức Tiến)
................................................................................................ ................................................................................................
Câu 6. Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp: (1 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa: (1,5 điểm)
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TRONG ÁNH BÌNH MÌNH
(Trích)
Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về nơi ở khuất đâu đó dưới lùm cây. Bình minh diễn ra chỉ trong khoảnh khắc.
Vũ Hùng
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc là:
+ Dù ở đâu, bất cứ lúc nào bệnh nhân cần, ông đều có mặt để thăm khám và chữa trị kịp thời.
+ Không ít lần, ông đã tự tiếp máu của mình cho người bệnh.
+ Ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân, túc trực bên giường những người bệnh nặng.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
Câu 2. (0,5 điểm)
C. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
Câu 3. (1 điểm)
A. Con người sống phải biết cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Câu 4. (1 điểm)
Câu chủ đề: “Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng.”
Câu 5. (1 điểm)
Trưa hôm đó, dế còm sang chơi nhà cụ giáo cóc. Loay hoay mãi anh chàng mới dám đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:
Câu 6. (1 điểm)
Câu 7. (1,5 điểm)
Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Những cô mây múa lượn từng tầng. Trên cành cây, vài chú chim thi nhau hát chào ngày mới. Em yêu lắm buổi sáng ở quê hương em.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người thân thiết, gần gũi, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về người em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc: ông ngoại.
Triển khai:
- Tình cảm ông ngoại dành cho em: (1) Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu của em. (2) Ông ngoại như một người bạn tâm tình và âu yếm, ông dạy em những điều hay lẽ phải và dành cho em tình yêu thương vô bờ bến.
- Ấn tượng của em về ông ngoại: (1) Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. (2) Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. (3) Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. (4) Ngoại rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với ông ngoại: Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu.
Kết thúc
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho ông ngoại.
Bài làm tham khảo
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu của em. Ông ngoại như một người bạn tâm tình và âu yếm, ông dạy em những điều hay lẽ phải và dành cho em tình yêu thương vô bờ bến. Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Ngoại rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống. Những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông. Nhờ ông mà em hiểu ra nhiều điều lắm từ những câu chuyện hay những lời dạy bảo của ông mà khiến em thấm thía. Đối với con cháu, ông là tấm gương mẫu mực còn với làng xóm ông là một công dân nhiệt tình và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mới hôm qua thôi ông còn được bầu làm Hội trưởng hội người cao tuổi của xã nhưng ông từ chối vì lo rằng sức khỏe của mình không đảm đương được công việc. Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 2)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Món ngon mùa nước nổi” (trang 29) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nói: “Cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại đại hội Ô-lim-píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm:
– Em sẽ gắng hết sức để giàng huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích:
– Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?
Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
– Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc.
Thanh Tâm
(*) Hội chứng Đao (Down): hội chứng làm ảnh hưởng đến trí tuệ, vận động, ngôn ngữ,… của con người.
Câu 1. Cậu đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu? (0,5 điểm)
A. Cậu bị mất kính.
B. Cậu bị kém mắt.
C. Cậu bị đến muộn.
D. Cậu bị mất giày thi đấu.
Câu 2. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? (0,5 điểm)
A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúng.
B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.
C. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích.
D. Nhờ sự giúp đỡ của bạn thi cùng.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Cần cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi đấu.
B. Cần quyết tâm thi đấu đến cùng.
C. Cần bảo quản kính trước khi thi đấu.
D. Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.
Câu 4. Em hãy tìm các danh từ có trong mỗi câu sau: (1 điểm)
a) Trên cánh đồng, từng đàn cò sải cánh bay về tổ.
........................................................................................................................
b) Trên triền đê, bọn trẻ đang chơi thả diều.
........................................................................................................................
Câu 5. Gạch chân vào chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: (1 điểm)
Vì đam mê thám hiểm, Y-éc-xanh sớm rời khỏi nước Pháp. Nhờ có ông, vùng đất cao nguyên Lâm Đồng đã được khám phá. Cũng nhờ ông, rất nhiều giống cây quý hiếm như cà phê, ca cao,... đã được gieo trồng thành công tại Việt Nam.
........................................................................................................................
Câu 6. Gạch chân vào tính từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Cây mai tứ quý là món quà bố mẹ em tặng ông ngoại. Ông trồng cây mai trước sân. Thân cây thẳng. Tán cây tròn, xòe rộng. Mai tứ quý nở hoa suốt bốn mùa.
Câu 7. Em hãy đặt câu hỏi cho mỗi chủ ngữ đã tìm được ở câu 5: (1,5 điểm)
........................................................................................................................ ........................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN
(Trích)
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
Trần Đăng Khoa
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Vì mỗi mùa nước nổi, cá linh lại “trôi” về sông Mê Kông rất nhiều và người dân miền Tây có thể dễ dàng bắt được rất nhiều cá linh. Cá linh có thể chế biến được nhiều món ngon.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
A. Cậu bị mất kính.
Câu 2. (0,5 điểm)
C. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích.
Câu 3. (0,5 điểm)
D. Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.
Câu 4. (1 điểm)
a) Các danh từ: cánh đồng, đàn cò, cánh, tổ.
b) Các danh từ: triền đê, bọn trẻ, diều.
Câu 5. (1 điểm)
Vì đam mê thám hiểm, Y-éc-xanh sớm rời khỏi nước Pháp. Nhờ có ông, vùng đất cao nguyên Lâm Đồng đã được khám phá. Cũng nhờ ông, rất nhiều giống cây quý hiếm như cà phê, ca cao,... đã được gieo trồng thành công tại Việt Nam.
Câu 6. (1 điểm)
Cây mai tứ quý là món quà bố mẹ em tặng ông ngoại. Ông trồng cây mai trước sân. Thân cây thẳng. Tán cây tròn, xòe rộng. Mai tứ quý nở hoa suốt bốn mùa.
Câu 7. (1,5 điểm)
- Vì đam mê thám hiểm, ai sớm rời khỏi nước Pháp?
- Nhờ có ông, cái gì đã được khám phá?
- Cũng nhờ ông, cái gì đã được gieo trồng thành công tại Việt Nam?
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm: quyên góp, ủng hộ người dân miền Trung chịu ảnh hưởng của bão lũ.
Triển khai:
- Lý do em thực hiện việc làm đó: (1) Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Người dân nơi đây như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. (2) Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung.
- Các hành động cụ thể: (1) Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. (2) Em vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng. (3) Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. (4) Tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay dùng để mua guitar, quyết tâm đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì.
- Cảm xúc của em về việc làm đó: (1) Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Kết thúc:
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ của em khi vừa làm được một việc tốt.
Bài làm tham khảo
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn, gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Bão lũ đã qua đi nhưng những thiệt hại về người và của vẫn còn đó: những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Người dân nơi đây như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bạn nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Dòng sông mặc áo” (trang 47) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Chân trời sáng tạo)
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu gì? Vì sao?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
MỘT ƯỚC MƠ
Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,… Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người.
Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần.
Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài.
Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy con bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình.
Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp.
Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực. Không cần nhờ vào những điều kì diệu ở đâu xa, mà tất cả những gì ta đạt được hôm nay là do sự phấn đấu không ngừng, và quyết tâm không từ bỏ niềm mơ ước trong lòng mỗi chúng ta. Quả thật, sẽ không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu một giấc mơ!
Đặng Thị Hòa
Câu 1. Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì? (0,5 điểm)
A. Được mẹ gọi dậy, chuẩn bị bữa ăn sáng cho và giục đến trường.
B. Được mẹ đưa đến trường.
C. Được đi học.
D. Được mọi người khen ngợi vì đã học giỏi.
Câu 2. Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình? (0,5 điểm)
A. Vì tác giả không muốn xa con phút giây nào.
B. Vì tác giả muốn giúp đỡ con trong quá trình học tập .
C. Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.
D. Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập và tiếp tục thực hiện ước mơ đi học của mình.
Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
A. Đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ. Nếu quyết tâm và nỗ lực phấn đấu thì ta sẽ đạt được điều ta mơ ước.
B. Thật hạnh phúc khi ta thực hiện được những ước mơ.
C. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp.
D. Đừng quên ước mơ hồi bé của mình.
Câu 4. Các danh từ riêng trong khổ thơ sau chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng: (1 điểm)
Nhà em treo ảnh bác hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
........................................................................................................................
Câu 5. Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)
a) Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.
........................................................................................................................
b) Cụ giáo cóc thức dậy trong mùi hương nồng nàn.
........................................................................................................................
Câu 6. Em hãy tìm các tính từ trong hai câu: “Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. ”: (1 điểm)
........................................................................................................................
Câu 7. Em hãy điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống sau và cho biết công dụng của các dấu đó: (1,5 điểm)
........................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
ĐỘC ĐÁO THÁP CHĂM
(Trích)
Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai là một trong những công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm, nằm ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Mai Hân
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.