Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Về thăm bà” (Trang 41 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn cảm thấy thong thả và bình yên?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Câu 1 (0,5 điểm). Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào? (0,5 điểm)

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Mùa trái sầu riêng rộ vào tháng mấy?

A. Tháng 2, 3

B. Tháng 3, 4

C. Tháng 4, 5

D. Tháng 3, 4, 5

Câu 3 (0,5 điểm). Những cụm từ miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng là:

A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.

C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Câu 4 (0,5 điểm). Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là:

A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.

B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cảnh ngang thẳng đuột….

C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

D. Cả A và B

Câu 5 (1,0 điểm). Em hãy ghi lại câu văn miêu tả nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng, sau đó hãy đưa ra nhận xét:

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT) trong câu sau:

a) Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được.

b) Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng  người ấy được cuộc.

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 2 tính từ thuộc các trường từ vừng sau:

a) Đặc điểm của em bé:................................................................................................

b) Đặc điểm của cây cối:................................................................................................

Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn thơ sau:

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: - “Kìa anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!”

(trích Chú bò tìm bạn)

a. Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên.

b. Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên.

Câu 9 (0,5 điểm). Cho các danh từ sau: đỏ, xanh. Hãy bổ sung thêm tiếng ở trước hoặc ở sau danh từ đã cho để tạo thành các tính từ.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Cánh diều tuổi thơ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiêng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sao kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết bài văn kể lại câu chuyện em đã được học (đã đọc) ca ngợi về lòng dũng cảm của con người.

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Lên nương” (Trang 23, 24 – SGK Tiếng Việt 4 tập 1 – Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào cho em thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

MỘT ƯỚC MƠ

Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người. Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần. Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài. Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp. Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực.

(Đặng Thị Hòa)

Câu 1 (0,5 điểm). Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?

A. Được mẹ hối thúc gọi dậy đi học

B. Được mọi người khen học giỏi

C. Được đi học

D. Được làm cô giáo

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại không được đến trường như bao bạn khác?

A. Vì tác giả học kém

B. Vì nhà tác giả nghèo

C. Vì nhà tác giả nhiều người không đi học

D. Vì chiến tranh đã phá nát trường học

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình?

A. Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập.

B. Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.

C. Vì tác giả là người nuông chiều con cái, và con gái hay ốm đau, bệnh tật.

D. Cả A và B.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Không chôn vùi những ước mơ, quyết tâm và nỗ lực thì ta sẽ đạt được điều ta mơ ước.

B. Thật hạnh phúc khi ta thực hiện được những ước mơ.

C. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

D. Luôn nghĩ về quá khứ khi còn đi học để cuộc đời tươi đẹp hơn.

Câu 5 (1,0 điểm). Em có những ước mơ nào? Để thực hiện những ước mơ đó, em cần phải làm gì từ bây giờ?

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................  

Câu 6 (1,0 điểm). Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sâu vào đúng bảng dưới đây:

Nhiều người vẫn nghĩ loài cây Bao Báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca  Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.

Danh từ chung

Danh từ riêng

 

 

Câu 7 (1,0 điểm). Tìm hai danh từ cho những nhóm từ sau:

- Danh từ chỉ nghề nghiệp:................................................................................................

- Danh từ chỉ đồ dùng học tập:................................................................................................

Câu 8 (1,0 điểm). Em hãy tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.

b. Bác Hai là người thợ xây … nhất vùng này.

c. Mùa xuân về, cây cối trở nên … hơn hắn, ai cũng mừng vui.

d. Dòng sông mùa lũ về trở nên … khiến ai cũng phải dè chừng.

Câu 9 (1,0 điểm). Em hãy đặt 2 câu với 2 động từ bất kì.

................................................................................................

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (2 điểm)

Chiều trên quê hương

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.

2. Tập làm văn (8 điểm)

Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em đã làm.

            GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. C

Câu 2. B

Câu 3. D

Câu 4. A

Câu 5. HS trình bày ước mơ của bản thân.

Câu 6.

Danh từ chung

Danh từ riêng

người, châu lục, đồn điền, hạt.

Bao Báp, châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương.

Câu 7.

- Danh từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ,…

- Danh từ chỉ đồ dùng học tập: cặp sách, bút bi,..

Câu 8.

a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn kiên cường vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.

b. Bác Hai là người thợ xây giỏi nhất vùng này.

c. Mùa xuân về, cây cối trở nên xanh tươi hơn hắn, ai cũng mừng vui.

d. Dòng sông mùa lũ về trở nên hung dữ, khiến ai cũng phải dè chừng.

Câu 9.

HS đặt câu, sử dụng từ phù hợp.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (2 điểm)

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,15 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (1,5 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

• 0,75 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,25 điểm):

• 0,25 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,15 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Tập làm văn (8 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có số lượng câu từ 10 đến 15 câu, thuật lại một việc tốt mà em đã làm, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 3)

A. ĐỌC HIỂU

Con Vàng

           Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà…

           Cái Liên em tôi thì khác. Nó đặt tên cho con chó là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực. Đi học về, vừa thấy Vàng vẫy đuôi chạy ra, Liên vồn vã :

           - Ôi, em Vàng của chị ! Ở nhà có ai bắt nạt em không ?

           Rồi Liên bế thốc Vàng lên để vuốt ve, vào bếp kiếm ngay cơm cho Vàng ăn.

           Một hôm, thấy con Vàng đang rượt đuổi chú sáo mỏ vàng cực đẹp của tôi, thuận chân, tôi đá Vàng một cú mạnh như sút bóng. Con chó bay ra sân, rơi huỵch xuống đất, kêu oăng oẳng một lúc rồi nằm rên ư ử.

           Liên đi học về, thấy con Vàng cá nhắc, bèn làm toáng lên. Nhưng tôi chối bay chối biến. Liên đành kiếm dầu xoa bóp cho Vàng. Hôm sau, Liên nấu cả cháo thịt mà Vàng cũng chỉ liếm được lưng thìa rồi nằm thở dốc, thỉng thoảng lại co giật, nước mắt tràn ra.

           Chiều ngày thứ ba, tôi vừa về đến nhà thấy Liên ngồi bệt trước cửa khóc thút thít. Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo.

           Tôi lấm lét nhìn Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ. Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa…

Theo Nguyễn Bá

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1.  Câu chuyện tập trung kể về  những nhân vật nào?

A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên).

B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng.

C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo.

D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ.

Câu 2.  Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ?

A. Vì mải mê bắt châu chấu, đá bóng, đi học.

B. Vì bận học và tham gia hoạt động ở trường.

C. Vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.

D. Vì mải mê với những thú vui của riêng mình.

Câu 3.  Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà?

A. Đặt tên con chó là Vàng.

C. Bế thốc Vàng lên để vuốt ve.

B. Gọi Vàng là “em của chị”.

D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn

Câu 4.  Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Người anh đá Vàng một cú mạnh như...................................khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.

A. đánh nhau

B. trời giáng

C. sút bóng

D. đánh tạ

Câu 5.  Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?

A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật

B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động.

C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.

D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.

Câu 6.  Trong câu sau có mấy tính từ  “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

A. Một tính từ. Đó là :…………………

B. Hai tính từ. Đó là :…………………

C. Ba tính từ. Đó là :……………………

D. Bốn tính từ. Đó là :…………………

Câu 7.  Chi tiết “Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa …” cho thấy điều gì ở người anh?

Câu 8.  Câu kể : “ Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo” thuộc mẫu câu nào em đã học?

Thuộc mẫu câu:   . .................................

Câu 9.  Xác định vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?

Vị ngữ: .........................................

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Viết chính tả:

2. Viết văn:

Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em thích.

Đáp án

A. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Lời giải

Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật: Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng

Đáp án: B

Câu 2. 

Lời giải

Người anh không bận tâm đến con chó vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.

Đáp án: C

Câu 3.  

Lời giải

Chi tiết cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà: Gọi Vàng là “em của chị”

Đáp án: B

Câu 4.  

Lời giải

Người anh đá Vàng một cú mạnh như sút bóng khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.

Đáp án: C

Câu 5.

Lời giải

Dòng nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng là: kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.

Đáp án:

Câu 6. 

Lời giải

Câu đã cho có 3 tính từ, đó là: lấm lét, lẳng lặng, lặng lẽ

Đáp án:

Câu 7.  

Lời giải

Chi tiết “Nước mắt ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa...” cho thấy: Người anh thương con Vàng, ân hận vì đã làm cho Vàng chết.

Câu 8.  

Lời giải

Câu đã cho thuộc câu kể Ai làm gì?

Câu 9.  

Lời giải

- Chủ ngữ: Tôi

- Vị ngữ: lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Lời giải

Dàn bài tham khảo (tả con mèo)

A. Mở bài:

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

B. Thân bài:

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

c. Sự săn sóc hoặc quan tâm của em với con vật nuôi

C. Kết luận:

- Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

- Tình cảm, suy nghĩ của em về con vật

Bài làm tham khảo

           Nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

           Mi Mi nhà em thật đáng yêu. Chú có bộ lông màu khoang trắng. Cái đầu tròn, nhỏ xinh và mềm như cục bông. Hai tai thì nhỏ xíu, luôn dựng thắng đứng rất thính và nhạy. Đôi mắt Mi Mi sáng long lanh như hòn bi. Đêm đến đôi mắt bỗng trở nên vô cùng nhanh nhạy, linh hoạt. Bộ ria thì luôn vểnh lên, có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân chú ta thon, nhỏ, mềm mại, phía dưới còn có nệm thịt màu hồng. Nhờ đó mà mỗi bước đi đều vô cùng nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài thỉnh thoảng thích thú điều gì lại vung vẩy non vô cùng đáng yêu.

           Khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay lui tới như thùng gạo, tủ thức ăn,… chú nấp vào chỗ kín, im lặng đợi chờ. Chỉ cần một tên chuột nào đó xuất hiện thì mèo ta bằng một cú nhảy điêu luyện, bung người lên vồ chính xác con mồi, rất ít khi vồ hụt. Những cái vuốt sắc nhọn chặn lấy cổ họng đối phương, cái miệng quặp lấy cái đầu, quật lia lịa xuống nền nhà.

           Em rất yêu Mi Mi nhà em. Bởi vì Mi Mi là một người bạn thân thiết của em. Hằng ngày em đều cho Mi Mi ăn ba bữa đầy đủ. Dọn dẹp thau cát vệ sinh và chỗ ở của Mi Mi. Mùa lạnh về em cùng với chị làm áo ấm cho Mi Mi mặc. Tuy là động vật, chẳng biết nói năng nhưng Mi Mi có lẽ cũng hiểu sự quan tâm, chăm sóc mà em dành cho Mi Mi. Chỉ cần em có ở nhà là Mi Mi sẽ quấn lấy em, dụi dụi cái đầu nhỏ đáng yêu vào người em để nũng nịu. Em yêu Mi Mi, mong Mi Mi luôn mạnh khỏe để làm bạn với em lâu thật lâu.

           Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

Đánh giá

5

1 đánh giá

1