Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Yết Kiêu” - trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây".
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của cháu!".
Cậu bé mỉm cười.
- Thật không bà?
Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang.
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Sưu tầm)
Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm)
A. Khuân mặt rất trắng.
B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn.
C. Có một vết sẹo lớn trên mặt.
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5 điểm)
A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé.
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé.
D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí.
Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn.
B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác.
C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác
D. Cả A và B
Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 điểm)
Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh
Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học trên: (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động |
Hai tính từ chỉ trạng thái |
|
|
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề trên: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
Vú Tú Nam
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường." vì Yết Kiêu có cách đánh địch lạ lùng. Không dùng binh khí để chém giết mà lấy dùi đục đánh chìm thuyền địch.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. (0,5 điểm)
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
Câu 3. (1 điểm)
D. Cả A và B
Câu 4. (1 điểm)
gầy gò / dong dỏng / hồi hộp / mập mạp / lênh khênh
Câu 5. (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động |
Hai tính từ chỉ trạng thái |
Nắm tay, ngồi xuống |
Háo hức, ngượng ngùng |
Câu 6. (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
à Chủ ngữ đó được dùng để cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con ngỗng.
Câu 7. (1 điểm)
Bài làm tham khảo
Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, thì cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn tả cây hoa đào mà em yêu thích. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm tham khảo
Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Hôm ấy là ngày 27 Tết, bố mẹ đưa em đi chợ hoa. Hai sắc hồng, vàng của hoa đào tạo nên không khí thật lộng lẫy. Nhà em quyết định mua một cây đào. Nó cao khoảng hai mét. Dáng đào uốn lượn như hình con rồng đang bay lên bầu trời. Gốc đào to như cổ tay, nâu tía, hơi sần. Từ gốc chính, em đếm được hơn 10 nhánh nhỏ. Lá xanh non mơn mởn, nhỏ, dài như lá tre. Mấy hôm đầu, em mới chỉ thấy vài bông hoa nở, mà đến ngày 30 Tết, nó đã nở rộ đầy cành. Mẹ em bảo cây đào này rất đẹp, vì nó có cả hoa và nụ. Vẻ đẹp của hoa thật sang trọng: Những cánh hoa xếp chồng lên nhau ba lớp, nhụy hoa như sợi chỉ vàng, mùi hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, quyến rũ, làm ong bướm bay qua cũng phải ghé thăm.
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 2)
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Không có gì có thể ngăn bước anh ấy
Sau một trận bỏng nặng ở cả hai chân khi mới lên năm, Glenn Cunningham được các bác sĩ chuẩn đoán rằng trường hợp của cậu là vô phương cứu chữa. Họ cho rằng cậu bé sẽ bị tàn tật và suốt đời phải ngồi xe lăn. “Cậu bé sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa”, họ khẳng định: “Không còn cơ hội nào nữa”.
Các bác sĩ kiểm tra đôi chân của Glenn Cunningham, nhưng họ không thể hiểu được con người cậu. Cậu bé chẳng tin vào lời các bác sĩ, vẫn một mực bắt đầu tập đi trở lại. Nằm trên giường, với đôi chân đỏ đầy những vết sẹo chưa kéo da non, Glenn nguyện rằng: “Tuần tới mình sẽ bước xuống đường, mình sẽ đi được”. Và Glenn đã làm được.
Mẹ cậu bé kể lại những lần bà vén màn nhìn ra cửa sổ, thấy cảnh Glenn rướn tay lên nắm lấy cái cày cũ kĩ trong vườn. Nắm lấy tay cầm của nó, cậu bé bắt đầu cuộc đấu tranh buộc đôi chân xương xẩu vặn vẹo của mình phải hoạt động. Mỗi bước đi của cậu là một bước đau. Mặt cậu bé liên tục nhăn lại, mồ hôi túa ra như tắm. Nhưng cậu bé vẫn kiên định. Dần dần cậu có thể đi từng bước ngắn, và chẳng bao lâu sau, cậu gần như có thể đi lại bình thường. Khi cậu bé bắt đầu chạy được trên đôi chân chằng chịt sẹo bỏng của mình, cậu lại càng tỏ rõ quyết tâm hơn.
“Lúc nào tôi cũng tin là mình có thể đi được, và tôi đã làm như vậy. Còn bây giờ tôi đang cố gắng để có thể chạy nhanh hơn bất kì người nào khác”. Và cậu bé đã chứng minh rằng cậu có thể thực hiện những điều mình nói.
Cậu bé ngày ấy đã trở thành nhà vô địch môn điền kinh đường trường cự ly một dặm khi lập kỉ lục thế giới trong thời gian chỉ có 4 phút 6 giây vào năm 1934. Anh đã được trao tặng bằng khen danh dự dành cho vận động viên tiêu biểu nhất thế kỉ ở quảng trường danh tiếng Madison.
(Quà tặng cuộc sống)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện đã gặp phải chuyện gì?
A. Bị bỏng nặng ở cả hai chân khi mới lên năm tuổi.
B. Bị gãy cả hai chân khi mới lên năm tuổi và phải ngồi xe lăn suốt đời.
C. Bị đau chân trong một lần chạy thi môn điền kinh.
D. Bị bỏng nặng ở cả hai tay khi mới lên năm tuổi.
Câu 2. Cậu bé đã có thái độ, hành động như thế nào khi gặp phải chuyện không may?
A. Đau khổ, chấp nhận số phận.
B. Không tin lời bác sĩ, quyết tâm tập đi trở lại.
C. Cầu xin mẹ cho mình một đôi chân giả để tập đi.
D. Đau khổ và không chấp nhận số phận, tự nhốt mình trong phòng.
Câu 3. Điều kì diệu nào đã xảy ra với cậu bé?
A. Cậu bé đã đi lại được bình thường.
B. Cậu bé đã chạy được trên đôi chân chằng chịt vết sẹo.
C. Cậu bé đã đi lại được với đôi chân giả.
D. Cậu bé đã đi lại, chạy được bình thường, cậu còn trở thành nhà vô địch thế giới ở môn điền kinh đường trường cự li một dặm năm 1934.
Câu 4. Câu nói “Lúc nào tôi cũng tin là mình có thể đi được, và tôi đã làm như vậy. Còn bây giờ tôi đang cố gắng để có thể chạy nhanh hơn bất kì người nào khác” cho thấy điều gì ở cậu bé trong câu chuyện?
A. Cậu bé là người mạnh mẽ, có niềm tin và nghị lực phi thường.
B. Cậu bé là một người đầy tham vọng.
C. Cậu bé là một người liều lĩnh và quá tự tin vào bản thân.
D. Cậu bé là người luôn cố gắng và tự tin thái quá vào bản thân.
Câu 5. Theo em, điều gì đã làm nên thành công của cậu bé?
Câu 6. Tìm 2 – 3 động từ chỉ trạng thái (tình cảm, cảm xúc) của em:
a. Khi nghe một bài hát hoặc xem một bộ phim hay: .......................................................
b. Khi bị cha mẹ phê bình: ................................................................................................
c. Khi đạt được điểm cao trong bài kiểm tra: ....................................................................
Câu 7. Em hãy gạch chân dưới các tính từ trong câu sau:
Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh nở ra những bông hoa nhỏ, mong manh, y hệt một lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.
Câu 8. Đặt một câu văn có sử dụng danh từ, tính từ, động từ. Gạch chân dưới các danh từ, tính từ, động từ đã sử dụng.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu.
ĐÁP ÁN
II. Đọc thầm văn bản sau:
1. A |
2. B |
3. D |
4. A |
Câu 5.
Theo em, thành công của Glenn Cunningham đến từ ý chí kiên cường, sự kiên trì trong việc tập luyện, và niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của bản thân. Điều này đã giúp cậu vượt qua khó khăn và trở thành nhà vô địch điền kinh.
Câu 6.
a. Khi nghe một bài hát hoặc xem một bộ phim hay: say mê, cảm động, say sưa,…
b. Khi bị cha mẹ phê bình: buồn, thất vọng, tủi thân,…
c. Khi đạt được điểm cao trong bài kiểm tra: vui vẻ, hạnh phúc, tự hào,….
Câu 7.
Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh nở ra những bông hoa nhỏ, mong manh, y hệt một lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.
Câu 8.
Cô gái xinh đẹp đang chạy bộ ở công viên.
TT ĐT DT
B. Kiểm tra viết
Bài tham khảo 1:
Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.
Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.
Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.
Bài tham khảo 2:
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương.